Một "ngôi làng kỹ thuật số" ở Ninh Bình đã làm gì mà được tổ chức FAO đem giới thiệu với cả thế giới?

Vũ Thượng Thứ hai, ngày 28/08/2023 09:00 AM (GMT+7)
Là một xã thuần nông ở vùng châu thổ sông Hồng, Yên Hòa đã vươn tầm thế giới, được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) giới thiệu trong Sáng kiến "Làng kỹ thuật số", cùng với mô hình của một số nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bình luận 0
Một "ngôi làng kỹ thuật số" ở Ninh Bình đã làm gì mà được tổ chức FAO đem giới thiệu với cả thế giới? - Ảnh 1.

Tổ chức FAO đánh giá kết quả chuyển đổi số qua những lợi ích đã đạt được ở Yên Hòa, đó là: Tiết kiệm thời gian; giảm chi phí các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; người dân tiếp cận thông tin tốt hơn; tăng cường kết nối giữa nông dân và người tiêu dùng thông qua các sàn giao dịch số, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Trước đây, mặc dù địa phương có một số nông sản đặc sản nổi bật, tuy nhiên bán không được nhiều, thu nhập của nông dân không đáng kể.

Ngày đầu thực hiện chuyển đổi số còn bỡ ngỡ

Xã Yên Hòa (huyện Yên Mô) là 1 trong 8 xã trên cả nước thực hiện thí điểm về chuyển đổi số cấp xã. Gần 3 năm thực hiện, Yên Hòa đạt được nhiều thành quả như: 10/10 thôn được kết nối Internet, chuyển văn bản giấy thành giọng nói, sử dụng chữ ký số,…Qua đó, chuyển đổi số giúp Yên Hòa thành vùng quê thông minh, đáng sống.

Sau khi được Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình; Cục Tin học hóa thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để làm thí điểm về chuyển đổi số cấp xã. UBND xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai.

Clip: Yên Hòa (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là 1 trong 8 xã trên cả nước thí điểm về chuyển đổi số

Nói về ngày đầu thực hiện thí điểm chuyển đổi số, ông Đoàn Trung Nam-Chủ tịch UBND xã Yên Hòa chia sẻ: "Chuyển đổi số ở xã Yên Hòa bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, 100% cán bộ, công chức xã được trang bị máy tính, nhưng trình độ tin học chỉ đáp ứng tối thiểu cho yêu cầu của cồn việc".

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 2.

Chuyển đổi số tại xã Yên Hòa (huyện Yên Mô) giúp người dân rút ngắn thời gian, giảm chi phí. Ảnh: Vũ Thượng

Trước đó, xã Yên Hòa có thiết lập mạng nội bộ (LAN), tuy nhiên hệ thống không được quy hoạch, thiết kế chuẩn dẫn đến không đồng bộ và lạc hậu. Yên Hòa có xây dựng trang thông tin điện tử nội bộ từ năm 2018, nhưng hoạt động chưa hiệu quả về nội dung, số lượt truy cập thấp.

Ngoài ra, hệ thống đài truyền thanh cũ của xã Yên Hòa sử dụng phương thức truyền dẫn hữu tuyến, bao gồm 2 máy phát 120W và 50W, có 4 điểm loa (mỗi điểm 1 loa 20W). Người dân không được tiếp cận các dịch vụ về y tế thông minh, giáo dục thông minh, việc nắm bắt thông tin chủ yếu chỉ qua các kênh thông tin cơ bản.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 3.

Xã Yên Hòa, huyện Yên Mô thực hiện chuyển đổi số giữa năm 2021. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Đoàn Trung Nam - Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết: "Ngày đầu triển khai chúng tôi còn chưa hình dung chuyển đổi số là gì? Chưa có sự chuẩn bị kế hoạch, nội dung. Chưa định nghĩa được chuyển đổi số…Chúng tôi chỉ vừa làm, vừa xây dựng chương trình, khoảng 1 năm mới xác định được các phần việc trong chuyển đổi số".

Cách triển khai chuyển đổi số ở Yên Hòa

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin phối hợp với xã Yên Hòa mở 1 lớp đào tạo tập huấn về kỹ năng công nghệ thông tin, quản lý website cho 25 cán bộ, công chức, cán bộ chuyên trách…Sau khi tập huấn đã có hiệu quả rõ rệt với việc sử dụng thành thạo trên hệ thống giúp công việc nhanh hơn, tốt hơn.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 4.

Ông Đoàn Trung Nam-Chủ tịch UBND xã Yên Hòa. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Đoàn Trung Nam-Chủ tịch UBND xã Yên Hòa thổ lộ: "Xã Yên Hòa (huyện Yên Mô) về đích nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020 và giữa năm 2021, xã bắt đầu thực hiện thí điểm về chuyển đổi số. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để triển khai chuyển đổi số cấp xã ở Yên Hòa".

Qua đó, xã tập trung bám sát vào sự chỉ đạo của cấp trên về định hướng, cách làm, nguồn lực, giải pháp. Khi bắt đầu triển khai, Yên Hòa xác định và đánh giá cụ thể, rõ ràng các điều kiện về con người, hạ tầng, trình độ người dân tiếp cận công nghệ…để từ đó xây dựng các nội dung cần triển khai mang tính sát thực và phù hợp.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 6.

Cổng làng Trinh Nữ (xã yên Hòa, huyện Yên Mô). Ảnh: Vũ Thượng

Tiếp đến, thành lập 10 tổ công nghệ số cộng đồng do Trưởng thôn làm tổ trưởng để tập trung triển khai các nhiệm vụ. Cũng như, thường xuyên đưa nội dung chuyển đổi số vào giao ban tuần của xã, huyện.

Ông Nguyễn Ngọc Hai (xã Yên Hòa) phấn khởi: "Tôi được con, cháu nhắc tới áp dụng chuyển đổi số, cá nhân tôi nghe qua đã rất ủng hộ. Nhìn xã Yên Hòa hôm nay diện mạo làng quê thay đổi, điện, đường, trường, trạm khang trang, kiên cố. Đặc biệt, người dân sử dụng điện thoại để giao dịch, đặt lịch làm việc, xem thông báo từ xã, huyện…rất thuận lợi".

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Ngọc Hai nhận thấy Yên Hòa là vùng quê đáng sống. Ảnh: Vũ Thượng

Bên cạnh đó, để triển khai chuyển đổi số đạt hiệu quả, xã Yên Hòa ngay lập tức thành lập các nhóm trên Zalo của từng nội dung, hạng mục, cũng như nhóm chỉ đạo chung…Qua đó, các công việc được bàn bạc thống nhất và đưa ra những quyết định cụ thể.

Đồng thời, với đội ngũ cán bộ trẻ (cao nhất 52 tuổi, trẻ nhất 27 tuổi) sẽ tiếp cận công nghệ thông tin tốt, giúp triển khai chuyển đổi số nhanh hơn. Riêng về cải cách hành chính xã Yên Hòa đứng thứ 2 của huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình), được nhiều đoàn từ các tỉnh, thành phố về học hỏi kinh nghiệm.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 8.

Xã Yên Hòa đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020. Ảnh: Vũ Thượng

Chính vì thế, UBND xã Yên Hòa đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo với 25 thành viên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách phụ trách từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực.

Hiệu quả rõ rệt từ chuyển đổi số

Sau gần 3 năm triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã, xã Yên Hòa (huyện Yên Mô) đạt được những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực như: Phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 9.

Nhóm zalo xã Yên Hòa (huyện Yên Mô) giúp người dân cập nhật thông tin nhanh nhất. Ảnh: Vũ Tthuowngj

Ông Đoàn Trung Nam-Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết: "Đầu tiên nhắc đến thành công trong phát triển chính quyền số thì chúng tôi tập trung triển khai hạ tầng số với việc nâng cấp toàn bộ mạng nội bộ (Lan), đảm bảo cán bộ giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi còn đầu tư mua bổ sung máy tính, máy in, máy chiếu…phục vụ hoạt động của đơn vị".

"Về áp dụng công nghệ chuyển văn bản giấy, thành giọng nói thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo AI có thể chọn được giọng đọc hay, phát lại nhiều lần, tiết kiệm thời gian cho phát thanh viên, hạn chế lẫn tạp âm, thu hút nhiều người nghe", ông Nam nói thêm.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 10.

Toàn xã Yên Hòa được lắp đặt 76 camera an ninh. Ảnh: Vũ Thượng

Hiện tại, xã Yên Hòa còn tăng cường hệ thống camera an ninh, toàn xã lắp đặt tổng 76 camera - "mắt thần" trên cao. Chính vì thế tình hình an ninh trên địa bàn được cải thiện, hiện tượng trộm cắp tài sản, mất an ninh chính trị…giảm hẳn so với thời điểm trước.

Đối với việc triển khai ứng dụng chính quyền số, đầu tiên xã Yên Hòa sử dụng chữ ký số, đến nay 20 cán bộ, công chức được cấp chữ ký số. Lãnh đạo UBND xã đã sử dụng chữ ký số bằng sim điện thoại tạo thuận lợi cho giải quyết công việc.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 11.

Bức làng quê được vẽ trên những tuyến đường Yên Hòa. Ảnh: Vũ Thượng

Đặc biệt, trong chuyển đổi số ở Yên Hòa đã thiết lập kênh truyền thông, giao tiếp giữa UBND xã và người dân, để qua đó giúp người dân tiếp nhận các thông tin nhanh, đồng thời gửi phản ánh, kiến nghị kịp thời.

Trong phát triển kinh tế số, ông Đoàn Trung Nam-Chủ tịch UBND xã Yên Hòa đã nhấn mạnh đến phát triển thương mại điện tử. Trong đó, các đơn vị phối hợp với Bưu điện tỉnh Ninh Bình triển khai đưa sản phẩm của xã do hợp tác xã sản xuất tiêu thụ lên sàn thương mại điện tử PostMart, bán các sản phẩm trên sàn PostMart và Voso. Hiện tại, xã Yên Hòa có các sản phẩm như: Cá chạch kho tiêu, chuối tây sấy dẻo…

Đơn cử, sản phẩm cá trạch sụn kho niêu, từ khi thực hiện chuyển đổi số, lượng tiêu thụ tăng gấp ba lần; thu nhập của người lao động tăng từ 1,5 lên 4,5 triệu đồng/người/tháng. Từ một xã nghèo, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 71,8 triệu đồng/năm.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 12.

Người dân thanh toán bằng cách quét mã QR. Ảnh: Vũ Thượng

Tiếp theo là thanh toán điện tử, đây cũng là đổi mới trong chuyển đổi số ở Yên Hòa, địa phương đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử qua việc quét mã QR tại trụ sở UBND xã Yên Hòa, trạm y tế. Riêng tại UBND xã còn lắp đặt thêm hệ thống máy thanh toán bằng quẹt thẻ ngân hàng.

Xây dựng mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số, đến nay xã Yên Hòa đã thu nhập, số hóa được 2.092 địa chỉ, đảo bảo 100% số lượng địa chỉ gia đình, cơ quan, đơn vị đã có mã địa chỉ. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ, gắn liền với phát triển thương mại điện tử; sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ cộng đồng, hỗ trợ phát triển kinh tế số.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 13.

Một góc tuyến đường hoa tại Yên Hòa. Ảnh: Vũ Thượng

Trong xã hội số, xã Yên Hòa áp dụng vào lĩnh vực giáo dục, thực hiện triển khai tại các nhà trường các dịch vụ ứng dụng như: Cổng thông tin điện tử (Portal); dịch vụ sổ liên lạc điện tử SMAS; phân hệ quản lý thư viện.

Đáng chú ý đối với trường THCS và trường tiểu học trên địa bàn đã đưa hệ thống dạy, học và thi trực tuyến; phê duyệt giáo án, bài giảng trên môi trường điện tử; dịch vụ sổ liên lạc điện tử…Còn trường mầm non xã Yên Hòa thì ứng dụng chương trình quản lý giảng dạy, các nội dung đã được đào tạo, tập huấn được triển khai đưa vào áp dụng thực tế.

Chuyển đổi số ở Ninh Bình, chuyển văn bản giấy thành giọng nói hay - Ảnh 14.

Tờ khai đăng ký khai sinh tại xã Yên Hòa. Ảnh: Vũ Thượng

Chuyển đối trong lĩnh vực y tế, toàn xã đã cài đặt được 1.582 app Medici trên điện thoại thông minh, thành lập nhóm cộng đồng mạng Yên Hòa hỏi bác sĩ trả lời với 1.559 thành viên nhằm tư vấn sức khỏe cho người dân.

"Thực hiện chuyển đổi số đem lại nhiều lợi thế cho người dân và đội ngũ cán bộ, công chức xã Yên Hòa.

Thứ nhất, công tác điều hành, quản lý của chính quyền được hoàn thành sớm hơn, giảm chi phí đi lại, in ấn giấy tờ…Giúp lãnh đạo quản lý, điều hành thuận lợi hơn khi áp dụng chuyển đổi số.

Thứ hai, việc giao tiếp giữa người dân và chính quyền được nhanh, cởi mở.

Thứ ba, người dân tiếp cận nhanh hơn với thị trường, thông qua bán các sản phẩm qua giao dịch, làm thay đổi phương thức giao dịch không sử dụng tiền mặt", ông Đoàn Trung Nam -Chủ tịch UBND xã Yên Hòa.

Trong quá trình xây dựng làng số, xã thông minh ở Yên Hòa, cùng với những kết quả đạt được, đã bộc lộ hạn chế như chưa phát huy hiệu quả của hình thức thanh toán điện tử; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân còn thấp; hệ thống Telehealth chưa phát huy hết công năng.

Nguyên nhân được chính quyền địa phương xác định do chuyển đổi số là lĩnh vực mới cho nên một bộ phận người dân có tâm lý e dè, chưa tích cực tiếp cận, sử dụng công nghệ mới; trình độ công nghệ thông tin của cán bộ, công chức trong xã còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc xây dựng làng số, xã thông minh chưa có nhiều kinh nghiệm của đơn vị khác để tham khảo, học tập.

Dù còn gặp khó khăn trong triển khai, song, quá trình chuyển đổi số ở xã Yên Hòa, huyện Yên Mô đã khẳng định: Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị từng bước được rút ngắn, khu vực nông thôn chuyển biến theo hướng hiện đại hóa.

Do vậy, việc nhân rộng mô hình làng số, xã thông minh là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn cả nước đang thực hiện cuộc cách mạng 4.0; từ đó, tạo ra sức bật mới cho nông thôn Ninh Bình và vùng đồng bằng sông Hồng.

Một "ngôi làng kỹ thuật số" ở Ninh Bình đã làm gì mà được tổ chức FAO đem giới thiệu với cả thế giới? - Ảnh 17.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem