Bởi họ bảo, đó là trách nhiệm của họ, họ đang làm quyết liệt và nếu các nhà báo đồng hành để phát hiện và xử lý các vi phạm - rất ý nghĩa cho bảo tồn rùa biển.

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 1.

Các hoạt động lập tức được triển khai. Một cán bộ ở ngoài Bộ NNPTNT đang họp ở Côn Đảo cũng xin vào nhóm tìm cách "tóm" những kẻ vi phạm. Kế hoạch được bàn kĩ, thủ đoạn của chúng ra sao, số điện thoại nào, vị trí ta phục kích, tương kế tựu kế ra sao. Thậm chí, phải "tóm" những kẻ nào trước, im lặng ra sao và tiếp tục "mật phục" tóm tiếp kẻ khác, để tránh "rút dây động rừng". 

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 2.

Khu vực Côn Đảo có hệ động thực vật phong phú, cần được bảo tồn nghiêm ngặt, trong đó có rùa biển và dugong quý hiếm. Ảnh: Văn Hoàng

Các phương án lắp camera giám sát bãi đẻ của rùa biển, các khu vực tình nghi có người đi tàu, thuyền đánh cá hay tìm cách bắt rùa, trộm trứng cũng được triển khai. Mẻ lưới lớn giăng ra.

Bi kịch ập tới với rùa biển Côn Đảo, ngay trong quá trình chúng tôi phối hợp mở cuộc điều tra quyết liệt, nỗ lực tìm ra bản chất vấn đề, điều này càng giúp lý giải vì sao hàng chục năm qua tình trạng trên không được xử lý triệt để. Dường như họ không hề sợ, hoặc họ luôn tin là, các chiến dịch ra quân ầm ĩ một thời gian rồi mọi việc lại lắng xuống và họ tiếp tục "làm ăn bình thường"? 

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 3.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 4.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 5.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 6.

Cân bộ Trạm kiểm lâm Bảy Cạnh cùng chúng tôi đi tìm hiểu, khám phá, điều tra về động vật biển. Ảnh: Lam Anh

Xin phân tích: Năm 2022, vào tháng 8, chúng tôi bắt đầu tiếp xúc với Thuật và nhiều đối tượng khác, phải nói là vào "sâu" tới mức chỉ sợ mình đi quá giới hạn hay vi phạm nguyên tắc bảo tồn khi điều tra. Cuối năm 2022, việc điều tra gấp rút và vào "sâu" hơn nữa. Đến cuối tháng 7 năm 2023, nhóm phóng viên có báo cáo chi tiết, đề nghị ngăn chặn các đường dây trên.

Nhưng, khi các mẻ lưới đang chuẩn bị giăng ra thì rùa biển vẫn liên tiếp bị mổ bụng để ăn trộm trứng hoặc giết chết cắt các bộ phận được giá trên thị trường rồi quẳng xác con vật xấu số xuống biển. Cuối năm 2022, chúng tôi chứng kiến các nhà hàng vẫn phục vụ "lên mâm" món trứng rùa biển; chủ vựa cá vẫn ship trứng rùa luộc sẵn đến khách sạn cho khách. 

Lại một "bà cô" đi du lịch với mẹ chồng, mua trứng rùa biển về khách sạn, ăn uống bao nhiêu quả thì không ai rõ, chỉ biết lúc bỏ trứng rùa vào hành lý ra sân bay thì bị "vỡ ổ con chuồn chuồn". 5 đối tượng bị khởi tố vì 4 quả trứng rùa biển.

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 7.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 8.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 9.

Ông Phạm Văn Tân bị lập biên bản về hành vi đánh bắt thủy sán trái phép tại VQG Côn Đảo

Mẻ lưới giăng tiếp, qua rà soát, kiểm lâm, công an huyện xử lý và phạt tiền đối tượng Phạm Văn Tân (quê gốc huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng). Hắn vào vùng cấm của Vườn Quốc gia quản lý, bắt loài hoang dã không được phép bắt, thêm các tình tiết tăng nặng: không hợp tác với lực lượng chức năng, cắt bỏ dây neo thuyền, dùng phương tiện tự chế tháo chạy. Mức phạt Tân phải chấp hành là 100 triệu đồng.

Chúng tôi lật lại hồ sơ, hoá ra, vào năm 2018, ông Tân này từng có tiền sử trộm cắp, lại bị TAND huyện Côn Đảo tuyên phạt 10 tháng 17 ngày tù vì tội vi phạm các quy định bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. 

Tân lên bãi Chim Chim, thuê tàu ra hòn Bảy Cạnh (nơi có các bãi rùa đẻ) và lấy một bọc 116 quả trứng vích về đi bán. Đang vận chuyển thì bị lực lượng chức năng bắt giữ, trước khi bị kết án tù, Tân còn kịp "nhớ ra" ít nhất 2 lần ra đảo ăn trộm trứng rùa về bán khác. Hơi buồn, ở toà, Tân khai ra có kẻ trong lực lượng bảo vệ bãi đẻ của rùa tiếp tay chỉ điểm cho hắn.

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 10.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 11.

Camera giấu kín của lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo ghi được hình ảnh hai cán bộ Trạm hải đăng Bảy Cạnh lấy vật giống trứng rùa trên bãi biển

Sau Tân, camera bí mật giám sát lại phát hiện hai cán bộ của Trạm Hải đăng trên đảo Bảy Cạnh có ra bãi cát, mang cái dụng cụ "xăm" trứng rùa biển và xách túi có vật hình tròn nghi trứng rùa biển về trạm. Khi xem hình ảnh, đoàn liên ngành đã ra làm việc với trạm hải đăng, chiếu hình lên máy chiếu lớn, chất vấn cán bộ.

Hai nhân viên kia đã "về đất liền", còn hình ảnh và người trong hình thì họ thừa nhận là người của trạm hải đăng. Tại trạm Hải đăng, đoàn cán bộ thu đúng cái túi đựng "vật hình tròn giống trứng rùa", thu cả dụng cụ "thăm" trứng rùa y như trong video bí mật. Tất nhiên, không thu được tang vật (trứng rùa) và không có bằng chứng "tại trận" thì vô cùng khó xử lý.

Dường như đó cũng là lý do mà sau đó, Công ty Đảm bảo An toàn Hàng hải (nơi quản lý trạm Hải Đăng) đã có văn bản trả lời VQG Côn Đảo về việc "nhân viên trạm hải đăng Bảy Cạnh có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ loài động vật nguy cấp quý, hiếm ưu tiên bảo vệ".

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 12.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 13.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 14.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 15.

Từ hình ảnh trong video giám sát, lực lượng kiểm lâm VQG Côn Đảo đã quyết liệt điều tra về một vụ lấy những vật gì tròn trắng, "giống trứng rùa biển" trên khu vực bãi đẻ của rùa biển - vào năm 2023.

"Chúng tôi nhận thấy, đây là vụ việc cần phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể liên quan; với trách nhiệm của mình, chúng tôi đã chỉ đạo Trạm hải đăng Bảy Cạnh thu thập các thông tin, nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm đối với các cá nhân liên quan và tập thể trạm, báo cáo toàn bộ vụ việc về công ty để xem xét xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định; tuyệt đối không để xảy ra các vụ việc tương tự".

Màn kịch chưa đến hồi kết, khi mà, giữa bối cảnh ấy, vào sáng ngày 24/8/2023, lại thêm một con rùa lớn bị giết theo cách mổ bụng. "Nạn nhân" lần này là một cọn vích cái, bị "trói" gông lại theo đúng cách mà Thuật đã mô tả (trói rùa biển cái sau khi bắt được chúng, để chúng sống, "giấu" ngoài biển, khi có khách thì ra giết mổ lấy trứng, lấy thịt). Ở bụng con vật tội nghiệp có vết rạch dài 15cm. Toàn bộ trứng đã bị lấy đi hết. Cơ quan kiểm lâm đã nhận định đúng như mô tả ở trên.

Vậy là các đối tượng đã thừa nhận tất cả sai phạm, các phiên toà đã "soi tỏ" gương mặt các kẻ thủ ác và những người tiếp tay. Nhưng, tất cả những gì chúng ta biết chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm". Thi thoảng có một vụ bắt giữ, xử lý, tình trạng "lắng xuống" do các đối tượng nằm im nghe ngóng. Ví dụ, đang giao dịch toàn 1 trăm quả trứng vích "ship" ra Hà Nội, tự dưng đọc báo thấy vụ mẹ chồng con dâu đi du lịch mua 5 quả trứng vích và cả nhóm bị khởi tố ầm ĩ; các đối tượng lập tức chat với chúng tôi "giờ này em không dám bán nữa, đợi ít lâu anh nhé".

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 16.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 17.

Đối tượng tên Tân nhiều lần ăn trộm trứng rùa biển đem bán và đã chịu hình phạt thích đáng của luật pháp. Sau khi nhóm PV Dân Việt chính thức tố cáo các đường dây, một cuộc ra quân của kiểm lâm, công an Côn Đảo đã khiến Tân tiếp tục bị xử phạt hơn 100 triệu đồng.

Thời gian sau, nếu không có sự quyết liệt, đâu lại có đó, nước đổ lá khoai, bắt cóc bỏ đĩa. Cuối loạt bài, chúng tôi sẽ thống kê "biên niên sử" các vụ việc, để thấy rằng: giám sát, điều tra, xử lý thường xuyên, liên tục, mới là mấu chốt của vấn đề này. 

Luật, chế tài đã có và rất nghiêm khắc; các con buôn thì nhìn thấy tiền mắt sáng lên, nếu cơ quan điều tra vào cuộc sát sao, thật khó có chuyện du khách mua trứng vích ăn tại phòng khách sạn, ăn tại nhà hàng (rồi thậm chí đăng tải lên mạng xã hội) được. Thêm nữa, vẫn phải nhấn mạnh yếu tố tuyên truyền. Hãy làm như Phú Quốc, mỗi nhà hàng "khả nghi" có một áp phích tuyên truyền dán ở đó. 

Hoặc làm như Đắk Lắk, họ dựng pa-nô không sử dụng nhẫn luồn lông đuôi voi, đồ trang sức ngà voi ngay tại sân bay, "đập" vào tầm nhìn của du khách. Chứ cảnh này: một cô gái trẻ luộc trứng vích ăn rồi khoe trên mạng xã hội - rõ ràng đây là lỗ hổng trong nâng cao nhận thức bảo tồn, bên cạnh sự "dốt" của cá nhân cô ấy. Côn Đảo cần quyết liệt hơn nữa, cả trong truyền thông và thực thi pháp luật.

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 18.

Năm 2017, một số đối tượng mua bán 30 quả trứng vích đã bị toà tuyên án 21 tháng cải tạo và phạt 50 triệu đồng. Cụ thể: Thái Thành Tài (33 tuổi) và Đặng Hoàng Đức (18 tuổi) bị tuyên phạt 21 tháng cải tạo; Lâm Trường Xuân (34 tuổi, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) bị phạt tiền 50 triệu đồng. Lý do: Xuân đến nhà hàng Thu Tâm (ở Côn Đảo) để đặt món cho đoàn khách và hỏi Đức (làm việc cho nhà hàng):"Có trứng vích không, bán cho 30 quả". Ngã giá, chuẩn bị giao hàng phục vụ "đại tiệc" thì các đối tượng bị công an bắt.

Năm 2018, Tòa án nhân dân huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) tuyên phạt mức án tổng cộng 18 năm tù cho hai đối tượng về hành vi vận chuyển trái phép 12 cá thể rùa biển (vích). Trước đó, hai đối tượng là Lê Văn Toàn (sinh năm 1972) nhận mức án 10 năm tù và Nguyễn Thị Dưa (sinh năm 1970) - cả hai cùng ngụ ở Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - nhận mức án 8 năm tù, sau khi cả hai bị lực lượng biên phòng phát hiện chở 12 cá thể rùa biển, với trọng lượng khoảng 250kg. Toàn bộ các cá thể rùa biển này đều đã chết, không còn nội tạng và đã cấp đông nhằm chuyển đi nơi khác tiêu thụ.

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 19.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 20.

Việc treo áp phích tuyên truyền ngay tại các nhà hàng, tại nơi gọi món đặc sản biển ở Phú Quốc như thế này đã tỏ ra có hiệu quả lớn. Các chủ nhà hàng sợ không dám bán “hàng cấm” rùa biển, dugong.

Đầu tháng 6/2018, 72 tiêu bản rùa biển quý hiếm cũng đã được cơ quan chức năng thu giữ khi đang trưng bày tại một cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở TP Vũng Tàu tỉnh lỵ Bà Rịa - Vũng Tàu. Tương tự, tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm ở tỉnh Kiên Giang cũng đã bị phát hiện bày bán 47 tiêu bản đồi mồi quý hiếm.

Vào năm 2018, TAND TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã tuyên phạt Hoàng Tuấn Hải 5 năm 6 tháng tù giam về hành vi thu gom, chế tác và buôn bán trái phép hơn 10 tấn rùa biển. Cụ thể, từ tố cáo của người viết bài này, Bộ Công an đã cử điều tra viên vào làm việc và bóc gỡ đường dây tàn sát rùa biển quy mô lớn với 11 nghìn xác rùa tại hiện trường. Đây được coi là vụ án được cho là có số lượng rùa biển bị thu giữ lớn nhất trên toàn thế giới.

Năm 2019, 85 kg trứng (60 quả) và nhiều bộ phận của vích quý hiếm được phát hiện trong nhà dân ở khu dân cư số 3, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước đó, nhóm tình nguyện viên đi thu gom rác trên biển Vĩnh Hy (Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận) đã phát hiện xác rùa xanh nặng khoảng khoảng 100 kg, dài gần 1 mét. Hai vây trước của rùa đã mất, nhìn rất thê thảm. Theo ghi nhận, có thể con rùa xấu số đã bị cắt mất vây để làm thực phẩm (đây là món "cao giá" mà các đối tượng thường bán khi giết mổ rùa).

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 21.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 22.

Hình ảnh duong, bò biển, nàng tiên cá được trưng bày một bảo tàng tư nhân ở Phú Quốc.

Cũng vào tháng 3/12019, một cô gái bị tố mua trứng rùa biển rồi luộc ăn khi du lịch Côn Đảo. Không chỉ luộc trứng rùa, cô gái này còn chụp ảnh, khoe lên mạng xã hội dù biết đây là hành động trái pháp luật. Thậm chí, kho khoe hình ảnh trên, một người bạn vào bình luận: "Ăn hở mày?", cô gái xác nhận: "Luộc lên ăn đấy, cái này bị cấm, nhờ mãi mới được người lấy hộ cho, bổ lắm".

Tháng 2/2020, rùa biển quý hiếm bị một tiểu thương thương ở phường Pháo Đài, TP Hà Tiên (Kiên Giang) xẻ thịt bán ở chợ trên địa bàn. Ước tính con rùa này có trọng lượng khoảng 30kg. Từ tố cáo của các tình nguyện viên, với ảnh rõ ràng, cộng đồng mạng đã sốc và cơ quan chức năng ở Hà Tiên đã vào cuộc xử lý.

Tháng 8/2023, 4 người bị khởi tố vì mua bán 4 trứng vích Côn Đảo (khi giám định, 1 quả không xác định được loài). Ngày 15/8/2023, Lê Thị Chi và mẹ chồng Đỗ Thị Lệ Hoa (48 tuổi, ngụ Bắc Ninh), Phạm Anh Tuấn (26 tuổi, tài xế taxi) và Lương Kiều Tính (43 tuổi, ngụ Côn Đảo) bị Công an huyện Côn Đảo khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm. Chi đặt mua 5 quả trứng vích, đem túi trứng về khách sạn, đưa cho bố chồng; rồi bà Đỗ Thị Lệ Hoa dọn phòng cất túi trứng vào valy hành lý để bay vào đất liền thì bị an ninh sân bay Côn Đảo phát hiện khi soi chiếu.

Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 23.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 24.
Xẻ thịt “nàng tiên cá”, mổ bụng moi trứng rùa biển (Bài cuối): Chiến dịch truy quét “rùa tặc” và “trứng tặc” - Ảnh 25.

Một cá thể rùa biển bị mắc cạn ở biển Côn Đảo ngày 27/12/2023 được cán bộ Kiểm lâm VQG-CĐ và du khách hộ tống đưa rùa về với biển. 

(Hết)

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem