Thứ hai, 20/05/2024

Chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư đua nhau bán tháo

10/11/2022 7:00 PM (GMT+7)

Ngày 10/11, giới đầu tư chứng khoán lại chứng kiến phiên giao dịch buồn khi áp lực bán xuất hiện ngay từ đầu phiên cả sáng và chiều, ngày càng lan rộng khiến thị trường chứng khoán (TTCK) ngập trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index lao dốc tới 38,35 điểm.

Chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư đua nhau bán tháo - Ảnh 1.

Tới phiên chiều 10/11, đà bán tháo vẫn lan rộng khiến các chỉ số lao dốc mạnh.

Càng về cuối phiên chiều 10/11, số cổ phiếu giảm điểm tăng mạnh đã kích hoạt làn sóng bán tháo trên toàn thị trường.

Theo đó , VN-Index lao dốc tới 38,35 với hơn 300 mã chứng khoán giảm sàn, thậm chí nhiều cổ phiếu mất thanh khoản do không có lệnh mua đối ứng, giảm sâu nhất kể từ đầu tháng 11/2022. Lần gần nhất, phiên ngày 21/10, chỉ số VN-Index đã giảm 38,63 điểm về mức 947,24 điểm.

Đầu phiên chiều 10/11, có thời điểm chỉ số VN-Index mất tới gần 50 điểm, với hơn 4% giá trị thị trường, sau đó có phục hồi nhẹ nhưng vẫn giảm tới 3,89% trong ngày.

Trong phiên chiều 10/11, đóng góp lớn nhất vào đà giảm của chỉ số là các mã cổ phiếu MSN -2,12 điểm; CTG -2,03 điểm; VPB -2 điểm; BID -1,82 điểm, NVL -1,62 điểm…Trong rổ VN30, có tới 29 mã giảm và 1 mã tham chiếu (SAB). Theo đó có một số mã giảm kịch biên độ gồm: PDR, VPB, GVR, CTG, HPG, MSN, MWG, NVL, MBB, STB và SSI...

Hầu hết nhóm ngành khác cũng trong trạng thái bán quyết liệt về giá thấp nhất như thép, phân bón, hóa chất, thủy sản, dệt may, năng lượng, bán lẻ, chứng khoán, nông nghiệp, đầu cơ...

Áp lực xả hàng cũng khiến cho HNX Index và UPCoM Index ghi nhận phiên giảm điểm kinh hoàng. Cụ thể: HNX Index kết phiên giảm 9 điểm (4,47%), còn UPCoM Index giảm 3,41 điểm (4,72%).

Theo Tin tức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.