CẦN BIẾT: Dẫm phải nhím biển đầy gai, xử trí thế nào?

Mai Khuê Thứ ba, ngày 19/08/2014 15:26 PM (GMT+7)
Loài này có gai rất mảnh và mềm nên khi bị đâm vào vùng da mỏng, rất khó để nhổ ra. Theo các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang, dân gian thường dùng ammoniac (có trong nước tiểu) hoặc axit có trong chanh để làm tan gai…
Bình luận 0
img Cầu gai cát có hình tim, vỏ mỏng và rất nhiều gai mềm

Sáng 19.8, toàn bộ thành viên của đội cứu hộ bãi biển Nha Trang (thuộc Ban quảng lý vịnh Nha Trang) vẫn đang tiếp tục công việc cào bắt, thu gom cầu gai cát đang xuất hiện dày đặc như rải thảm dưới bãi tắm biển Nha Trang.

Công việc bắt đầu từ 7 giờ sáng và lượng cầu gai bắt được rất lớn. Chỉ cần đi ra khỏi mép nước vài mét là cầu gai đã dày đặc ở bên dưới. Nhiều cây cào tự chế của đội đã bị gãy càng.

Loài này chỉ nổi nên mặt cát khi trời mát, trưa nắng là chúng lại vùi xuống cát nên công việc cào thu gom thường kết thúc trước 10 giờ sáng.

Đội trưởng đội cứu hộ cho biết, mấy ngày qua đội đã thu gom được khoảng 8 tạ cầu gai cát dọc bờ biển Nha Trang.

Sáng cùng ngày, Viện Hải dương học Nha Trang cũng đã họp hội ý về vấn đề này. Ông Võ Sỹ Tuấn – Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết:

“Cầu gai cát xuất hiện ở bãi biển Nha Trang với mật độ dày đặc như hiện nay là một hiện tượng rất bất thường. Từ trước đến nay Viện chưa nghiên cứu về loài này nên hiện chưa đủ tư liệu để giải thích nguyên nhân vì sao.

img Cào thu gom đem đi tiêu hủy là phương cách duy nhất hiện nay để làm sạch bãi biển
 

Trước mắt, có thể nói là loài này chỉ gây phản cảm về mặt cảm quan, chưa đến mức nguy hiểm. Với tình thế như hiện nay thì biện pháp duy nhất có thể làm là phải cào bắt đem hủy, không có cách nào khác. Viện đã mang mẫu về, giải phẫu. Việc loài này di chuyển đến bãi biển Nha Trang liên quan đến nhiều yếu tố.

Nhưng có thể khẳng định là không phải chúng di cư đến đây để sinh sản vì tuyến sinh dục không phát triển. Chúng không có giá trị gì về mặt dinh dưỡng, không thể làm thức ăn để nuôi trồng thủy sản. Có thể phơi khô, xay nát trộn vào làm thức ăn gia súc, nếu không thì đành chôn lấp, tránh ô nhiễm.

Thạc sỹ Nguyễn An Khang – Phòng nguồn lợi thủy sinh vật cho biết: Loài cầu gai này có vỏ rất mỏng là một trong 4 loài cầu gai hình tim, chưa từng xuất hiện nhiều như vậy ở bãi biển Nha Trang. Thông thường, cầu gai cát chỉ sống ở mức nước sâu tầm 1m – 180 m. Việc nó di chuyển lên với số lượng rất lớn lên vùng cao triều, dưới 1m nước và bùng nổ số lượng là hiện tượng rất bất thường.

“Gai của loài này rất mảnh và mềm nên khi đâm vào da người (thường là vùng da mềm) thì không đâm sâu, chỉ gây khó chịu chứ không đau, bỏng rát hoặc sốt như các loài cầu gai khác. Nhưng cũng vì vậy mà rất khó nhổ gai ra. Dân gian thường dùng nước tiểu (có ammoniac) hoặc chanh (có axit) bôi, thoa vào để làm tan gai” – Thạc sỹ Khang nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem