1. Kiểm soát lời khen
Tất nhiên, lời khen rất cần thiết để khuyến khích trẻ trong cuộc sống, giúp tăng sự tin tin cho dù con chỉ thực hiện được một việc rất nhỏ thôi như biết lẫy, biết bò hay vẽ được một hình đơn giản. Nhưng phụ huynh cũng nên kiểm soát lời khen đối với các bé và không nên lạm dụng điều này. Ví dụ, khi bé làm được những điều tích cực, hãy dành lời khen ngợi để con có thêm động lực nhưng không quá phóng đại thành quả của con.
Đặc biệt, nếu trẻ có những hành động không tốt như vất quần áo đi, vẽ bậy vào đồ đạc… thì cha mẹ tuyệt khối không khen mà cần ngăn chặn trẻ. Việc khen ngợi sai trường hợp sẽ không giúp con tự tin hơn mà khiến chúng hình thành thói xấu.
2. Đừng cố giữ con trong vòng tay cha mẹ
Đây là lỗi sai của rất nhiều cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con. Chúng ta luôn bao bọc con trong vòng tay vì lo sợ chúng sẽ bị tổn thương nếu tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài. Nhưng chính điều này lại kìm hãm sự tự tin cũng như tính sáng tạo của con. Hãy để bé có cơ hội được mắc sai lầm nhỏ và khi đó, chúng sẽ nhận thấy bản thân cần phải tránh phạm phải những điều này vào lần sau. Ví dụ, trẻ sẽ tự biết cánh cửa kẹp tay rất đau nếu đã bị một lần và sau đó không dám nghịch như thế nữa.
3. Để con tự quyết định
Khi con có cơ hội được lựa chọn từ nhỏ, bé sẽ tự tin vào những quyết định của bản thân khi trưởng thành. Tất nhiên, con sẽ khó nhận biết được điều gì đúng sai ngay từ đầu nên tốt nhất cha mẹ đưa ra 2-3 phương án và cho bé quyền lựa chọn. Ví dụ như, bé 3 tuổi sẽ có thể quyết định mình muốn ăn món gì vào bữa trưa hoặc con thích để tóc ngắn hay dài.
4. Tập trung vào những điều tích cực
Nếu bé có những biểu hiện như thất vọng, ủ rũ, các bậc phụ huynh nên giúp con trở nên lạc quan hơn. Đừng vì thấy con bị điểm thấp khi đi học mà vội chê bai, so sánh hay mắng nhiếc trẻ, việc này chỉ càng khiến bé buồn hơn. Điều cha mẹ cần làm là luôn phân tích và hướng con đến các mặt tích cực của một vấn đề nhằm tăng sự tin tin.
5. Khuyến khích trẻ phát triển sở thích riêng
Từ khi còn nhỏ, phụ huynh nên cho con tiếp xúc với nhiều hoạt động khác nhau để khuyến khích trẻ tìm được sở thích. Những đứa trẻ có niềm đam mê, dù cho thuộc lĩnh vực gì, cũng sẽ tự tin và có khả năng thành công lớn trong cuộc sống. Ví dụ như con thích vẽ, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia câu lạc bộ vẽ ở địa phương hoặc ở trường.
6. Tự giải quyết các khó khăn
Myrna Shure, tác giả của cuốn sách “Raising a Thinking Child” cho biết: “Trẻ em tự tin hơn khi có thể tự giải quyết các khó khăn và đạt được điều chúng muốn bằng chính khả năng của mình”. Nghiên cứu của cô đã phát hiện ra rằng cha mẹ có thể dạy con cách tự giải quyết các vấn đề ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bé kể với cha mẹ về việc bị bạn lấy mất một món đồ chơi, thay vì ra mặt lấy lại đồ giúp con, phụ huynh nên hỏi trẻ có phương pháp gì cho tình huống này và gợi ý thêm một vài sáng kiến để con tự giải quyết vấn đề.
7. Giúp đỡ người khác
Khi trẻ em cảm thấy bản thân đang tạo ra những giá trị tốt đẹp thì chúng sẽ tự tin hơn rất nhiều. Hãy khuyến khích con giúp đỡ người khác khi họ khó khăn, miễn là việc đó trong khả năng và tầm kiểm soát của bé. Việc này còn giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn với gia đình, người thân và những người xung quanh.
8. Gắn bó với người lớn
Ngoài cha mẹ thì bạn nên khuyến khích con nên gắn bó với ít nhất là một người trưởng thành đáng tin tưởng nữa như giáo viên, một người cô hay anh chị lớn tuổi… Việc này sẽ giúp con thường xuyên trò truyện, trao đổi và học được nhiều điều đúng đắn, trong đó có cả sự trưởng thành và tự tin.
9. Tự định hướng tương lai
Nếu trẻ có thể hình dung và tự định hướng điều quan trọng mà chúng sẽ thực hiện trong tương lại, chắc chắn đứa bé đó sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Hãy trò truyện với con về sở thích và giúp trẻ dần định hướng về nghề nghiệp tương lai để đặt mục tiêu. Cuộc sống có đam mê, đích đến bao giờ cũng sẽ ý nghĩa và tăng sự tự tin cho con trẻ.
Dưới đây là hàng loạt lỗi sai các bậc phụ huynh hay mắc khiến trẻ cảm thấy áp lực khi tập đọc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.