Thứ sáu, 07/06/2024

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

13/05/2024 5:30 PM (GMT+7)

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại đã vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt. Tại TP.HCM, khu vực trung tâm duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng.

Ngành bán lẻ vẫn lên

Dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), ngay đầu năm 2022, sau khoảng thời gian dài giãn cách bởi dịch Covid, ngành bán lẻ đã nhanh chóng phục hồi. Các hoạt động đón đầu cơ hội, lựa chọn mặt bằng tốt cho chiến lược dài lâu tại thị trường Việt Nam của các ông lớn bán lẻ trên thế giới khi mức giá cho thuê mới bắt đầu tăng nhẹ.

Cả năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước và tăng 15% so với năm 2019, năm trước khi xảy ra dịch bênh Covid-19.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ - Ảnh 1.

Thời gian qua, ngành bán lẻ có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực. Ảnh: H. Trâm

Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước. Quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu của VARS cho thấy, ngành bán lẻ thời gian qua duy trì tỷ lệ lấp đầy rất ấn tượng. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại khởi sắc, vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt. Tính riêng thị trường TP.HCM, khu vực trung tâm vẫn duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng. Trong khi đó, giá thuê tại khu vực ngoại trung tâm tăng nhẹ, đạt mức 40 USD/m2/tháng.

Thời gian qua, trước tiềm năng của thị trường bán lẻ, hàng loạt tập đoàn đa quốc gia đã có kế hoạch nhân rộng mô hình bán lẻ tại Việt Nam. Đơn cử, Tập đoàn Central Retail (Thái Lan), Aeon (Nhật Bản), FujiMart Việt Nam…

Động lực giúp ngành bán lẻ tiếp tục tăng trưởng

Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS đánh giá thị trường bất động sản thương mại bán lẻ Việt Nam còn rất hấp dẫn với nhiều dư địa, tiềm năng phát triển.

Theo đó, thị trường này có rất nhiều động lực, cơ sở để phát triển. Cụ thể, sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số, tốc độ phát triển đô thị và thu nhập, đã và đang tạo ra nhu cầu lớn về bất động sản, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ, khi mà người dân đang tìm kiếm những không gian sống và mua sắm tiện nghi hơn.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ - Ảnh 2.

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại khởi sắc, vượt mức trên 90%. Ảnh: H. Trâm

Đáng chú ý, chính sách đầu tư vào cải thiện hạ tầng giao thông, bao gồm các dự án xây dựng đường cao tốc và đường sắt đô thị, đang tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc di chuyển và kết nối giữa các khu vực đô thị. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy ngành thương mại bán lẻ.

Ngoài ra, một yếu tố khác là các khu vực du lịch phát triển hiện nay đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp bán lẻ với tiềm năng phát triển dài hạn.

Yếu tố nữa là người tiêu dùng ở Việt Nam đang trở nên ngày càng thông minh và có nhu cầu cao về trải nghiệm mua sắm. Họ không chỉ tìm kiếm các sản phẩm chất lượng mà còn đòi hỏi sự đa dạng và tiện lợi trong việc mua hàng. Điều này tạo ra cơ hội cho các nhãn hàng bán lẻ phát triển các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả các trung tâm mua sắm tích hợp nhiều dịch vụ, khu vực mua sắm dành riêng cho giải trí và ẩm thực, và các cửa hàng trải nghiệm sản phẩm.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ - Ảnh 3.

Nhu cầu từ các nhà bán lẻ lớn, đặc biệt trong lĩnh vực F&B, thời trang và đồ thể thao, được dự báo sẽ tăng trưởng. Ảnh: H. Trâm

Bà Giang Huỳnh - Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu & S22M, Savills TP.HCM - đánh giá thị trường bán lẻ TP.HCM đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhờ vào nhiều yếu tố tích cực, bao gồm triển vọng thu nhập và dân số gia tăng, các dự án bán lẻ liên tục cải thiện chất lượng và sự phát triển kinh tế.

Các chuyên gia dự báo thị trường bán lẻ TP.HCM dự kiến sẽ duy trì sự phục hồi, với giá thuê ổn định trong suốt năm 2024. Nhu cầu từ các nhà bán lẻ lớn, đặc biệt trong lĩnh vực F&B, thời trang và đồ thể thao, được dự báo sẽ tăng trưởng. Những nhà bán lẻ này liên tục thiết lập sự hiện diện tại các dự án mới, góp phần củng cố triển vọng của phân khúc này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

HoREA tiếp tục đề xuất nhiều ý kiến về Luật Đất đai

HoREA tiếp tục đề xuất nhiều ý kiến về Luật Đất đai

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường về việc Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Thị trường mua sắm online nhộn nhịp ngày 6/6

Thị trường mua sắm online nhộn nhịp ngày 6/6

Nhiều sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Tik Tok Shop... đã "mạnh tay" tung hàng loạt ưu đãi trong ngày sale giữa năm 6/6, kích cầu mua sắm dịp cao điểm hè.

Cơ hội đưa hàng Việt ra thế giới

Cơ hội đưa hàng Việt ra thế giới

Gần 300 nhà phân phối và nhà nhập khẩu uy tín từ Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Pháp, Nhật Bản… đang có mặt tại TP.HCM để tìm nhà cung cấp Việt Nam. Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt ra thế giới.

Đánh đu theo cổ phiếu "họ"

Đánh đu theo cổ phiếu "họ"

Tin Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, lập tức cổ phiếu của công ty này xuống giá luôn liên tiếp mấy phiên.

Giám đốc đầu tư VinaCapital, ông Andy Ho, qua đời

Giám đốc đầu tư VinaCapital, ông Andy Ho, qua đời

VinaCapital thông báo ông Andy Ho, Giám đốc Đầu tư của VinaCapital Group và Giám đốc Điều hành của VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), qua đời sáng 6/6 tại nhà riêng ở TP.HCM.

Đứng trên vai "gã khổng lồ" Becamex IDC và VNPT, một cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh 24 tháng, NĐT xếp hàng chờ mua

Đứng trên vai "gã khổng lồ" Becamex IDC và VNPT, một cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh 24 tháng, NĐT xếp hàng chờ mua

Dù giá đã tăng nóng nhưng cổ phiếu này vẫn "cháy hàng" với dư mua giá trần lên đến gần 900 nghìn đơn vị trong phiên 5/6.