Thứ tư, 22/05/2024

Liên tục nhấp nhô với biên độ lớn, dự báo "nóng" về tỷ giá VND/USD

26/12/2021 11:00 AM (GMT+7)

Sau một thời kỳ ổn định, gần đây tỷ giá VND/USD bắt đầu nhấp nhổm với biên độ lớn. Trong năm 2022, tỷ giá VND/USD được nhận định sẽ chịu áp lực tăng, bởi “không thể không liên quan tới việc Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất”.

Người dân phải nộp một khoản phí cho thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm

Mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đảm bảo nguyên tắc: bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 8 Luật phí và lệ phí).

Hiện tại, việc thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do mỗi địa phương quyết định, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình. Mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định theo hồ sơ đăng ký, các trường hợp đăng ký, thửa đất hoặc giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho phù hợp (Điểm o khoản 1 Điều 5, Thông tư số 85/2019/TT-BTC).

Người viết đã thu thập ngẫu nhiên mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (GDBĐ) bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại 32/64 tỉnh, thành phố hiện tại như sau:

1/1/2022: Thế chấp nhà, đất vay tiền ngân hàng, quy đinh mới phải lưu ý - Ảnh 1.

Nhìn chung mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm không có sự chênh lệch quá lớn giữa các địa phương. 26/32 địa phương có mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm lần lượt là 80.000 đồng và 20.000 đồng. Ngoại trừ tỉnh Đồng Nai, có mức thu phí cao hơn gấp khoảng 3 lần so với các địa phương còn lại. Mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với cá nhân trong khoản 220.000 – 320.000 đồng. Mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tổ chức trong khoảng 460.000 – 590.000/580.000 đồng. Trường hợp, hồ sơ đăng ký thế chấp có nhiều GCN thì từ GCN thứ 2 trở đi thu thêm 40.000 đồng/GCN.

Đơn vị tính mức thu phí theo hồ sơ chiếm đa số (27/32 địa phương) trong mẫu quan sát. Ngoại trừ, một số địa phương như Bình Dương, Ninh Thuận, An Giang, Long An quy định mức thu phí theo GCN. Những địa phương quy định mức phí thu theo GCN, người dân sẽ phải nộp nhiều phí hơn nếu khoản vay được đảm bảo bằng nhiều GCN quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Ngoài ra, một số địa phương còn quy định mức thu phí khác nhau giữa cá nhân, hộ gia đình và tổ chức như Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Ngày 26/11/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 106/2021/TT-BTC (Thông tư 106) sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thông tư 85).

Thông tư 106 sửa đổi, bổ sung Điểm o khoản 1 Điều 5 của Thông tư 85: "Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí theo hồ sơ đăng ký hoặc số lượng GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc số thửa đất, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận trên một giấy chứng nhận trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc các trường hợp đăng ký khác cho phù hợp". Quy định mới bổ sung việc xác định mức thu phí đăng ký, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo số thửa đất, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận trên một GCN trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm.

Như vậy, nếu địa phương bổ sung quy định mức thu phí được xác định theo tài sản gắn liền với đất được chứng nhận trên một GCN thì người đi vay sẽ phải nộp nhiều phí hơn so với mức thu phí theo hồ sơ trong trường hợp: người đi vay sử dụng nhiều tài sản gắn liền với đất (như nhà xưởng, công trình trên đất, nhà ở,…) được chứng nhận trên cùng một GCN để đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng.

Thông tư 106 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2022.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.