Thứ bảy, 18/05/2024

Lý do Google chi 500 triệu USD mỗi năm cho đối thủ

11/05/2023 10:26 AM (GMT+7)

Gã khổng lồ tìm kiếm đang khoản tiền không nhỏ để giữ đối thủ sống lay lắt, điều này là vô lý về mặt kinh tế nhưng lại hoàn toàn nằm trong tính toán của Google.

Lý do Google chi 500 triệu USD mỗi năm cho đối thủ - Ảnh 1.

Google và Firefox thực chất từng là "bạn" trong quá khứ. Ảnh: SearchEngineLand.

Theo Bloomberg, mỗi năm gã khổng lồ tìm kiếm Google lại đều đặn bỏ ra 500 triệu USD cho Mozilla - nhà phát triển trình duyệt Firefox, chỉ để đặt công cụ tìm kiếm của mình làm mặc định.

Đáng lưu ý, Google cũng có trình duyệt riêng của mình mang tên Chrome, và cả 2 đều là đối thủ của nhau trên thị trường trình duyệt web. Vậy lý do đằng sau hành động “nuôi” đối thủ của Google là gì.

Chi tiền để lách luật

Việc Mozilla với trình duyệt chỉ chiếm chưa đến 3% thị phần, và sống lay lắt nhờ tiền cứu trợ của Google, đã khiến nhiều chuyên gia nghi vấn. Về mặt kinh tế, việc Google thanh toán tiền cho đối thủ là không hề logic.

Được biệt là trong thời điểm trí thông minh nhân tạo (AI) đang được phát triển mạnh bởi Microsoft, với công cụ tìm kiếm Bing, việc Google đốt tiền lãng phí là điều bất hợp lý.

Bloomberg nhận định động thái chi tiền nuôi đối thủ của Google không hoàn toàn là bất thường trong ngành công nghệ, khi hãng cũng phải trả khoản tiền tương tự cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị iOS.

Lý do Google chi 500 triệu USD mỗi năm cho đối thủ - Ảnh 2.

Thị phần trình duyệt web 2009-2022. Ảnh: StatCounter.

Tuy nhiên, các nhà chuyên gia lại cho rằng thỏa thuận với Mozilla không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Động thái của Google có lẽ nhằm bảo hộ độc quyền trước con mắt của chính phủ Mỹ nhiều hơn là tìm kiếm lợi nhuận.

Nếu như trước đây Google đã phải chạy theo Internet Explorer, thì giờ Microsoft không còn là một đối thủ đáng lo ngại trên trường trình duyệt. Điều này khiến Google bị các nhà chức trách dòm ngó, khi gần như đang độc quyền thị trường béo bở này.

“Thật quá tiện lợi khi Google tài trợ cho một đối thủ phi lợi nhuận và không có khả năng cạnh tranh. Hãng làm vậy để không phải mang tiếng độc quyền”, Chris Messina, nhà thiết kế của Firefox nói với Bloomberg.

Việc Google duy trì cho một đối thủ sống lay lắt là điều không đáng ngạc nhiên. Động thái này vừa giúp hãng giữ thị trường trong tình trạng có vẻ như công bằng, vừa khiến Google và Chrome tiếp tục thống trị cả mảng công cụ tìm kiếm lẫn trình duyệt web mà không bị dòm ngó.

Google và Firefox thực chất là “bạn”

Mozilla - tổ chức phi lợi nhuận phát triển Firefox, lần đầu tiên giới thiệu trình duyệt web này vào năm 2004, cùng năm Google phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Cả Google và Mozilla khi đó đều muốn hạ bệ gã khổng lồ Internet Explorer của ông trùm Microsoft.

Google đã gửi các lập trình viên tới để phát triển Firefox, đồng thời giúp trình duyệt này chiếm tới 30% thị phần trình duyệt khi đó. Đáp trả, Firefox đã đồng ý đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định của mình.

Lý do Google chi 500 triệu USD mỗi năm cho đối thủ - Ảnh 4.

Chính phủ Mỹ lo ngại sự bành trướng của Google sẽ kìm hãm đà phát triển của những doanh nghiệp nhỏ khác. Ảnh: Reuters.

Đến nay, Google vẫn đang thống trị thị trường tìm kiếm. Tuy nhiên, công ty cũng chiếm luôn cả thị trường trình duyệt với Chrome. Theo công ty dữ liệu Statcounter, Google Chrome chiếm tới 2/3 thị trường trình duyệt toàn cầu. Trong khi đó, thị phần của Firefox chiếm chưa đến 3%.

Do đó, Mozilla đang lâm vào khủng hoảng, khi sản phẩm hàng đầu của mình là Firefox không kiếm được tiền. Ngoài ra, hãng cũng đang cố gắng phát triển một loạt các dự án và sản phẩm để tìm nguồn thu nhưng chưa có dự án nào đạt được thành công.

Tuy nhiên, vẫn phải còn rất lâu nữa Mozilla mới phá sản. Theo báo cáo tài chính mới nhất, hãng có tới hơn 1 tỷ USD dự trữ tiền mặt, và phần lớn trong số đó đến từ Google.

Cụ thể hơn, đây là số tiền công ty trả tiền cho Mozilla để Firefox đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định. Những khoản thanh toán này bắt đầu từ năm 2005, và đã tăng lên 50% trong 10 năm qua - lên tới hơn 450 triệu USD ở thời điểm hiện tại.

Google vẫn đều đặn rót tiền, ngay cả khi Firefox đang sống lay lắt với tổng số người dùng chỉ vỏn vẹn 362 triệu (so với 3,2 tỷ người dùng của Chrome). Vào năm 2021, các khoản này chiếm tới 83% doanh thu của Mozilla.

Theo Zing



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.