Thứ ba, 28/05/2024

Mô hình cải cách mà WB khuyến nghị sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao năm 2045

18/05/2022 3:56 PM (GMT+7)

Thể chế hiện đại là điều kiện cần để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục cải cách với quy mô và tốc độ như từng được triển khai trong thời kỳ đổi mới của thập kỷ 1980 và như giai đoạn mở cửa thương mại trong 2 thập kỷ qua...

Mô hình cải cách mà WB khuyến nghị sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045  - Ảnh 1.

Công bố Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021 với chủ đề "Để Việt Nam tươi sắc đào xuân: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả". Ảnh chụp màn hình: Quốc Hải

Đây là nhận định của bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, trong buổi công bố Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021 với chủ đề "Để Việt Nam tươi sắc đào xuân: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả", do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng nay (18/5).

Theo bà Carolyn Turk, với thông điệp "Hiện đại hóa thể chế là chìa khóa để Việt Nam phát triển thành công trong tương lai", WB khuyến nghị Việt Nam tiếp tục cải cách với quy mô và tốc độ như từng được triển khai trong thời kỳ đổi mới của thập kỷ 1980 và mở cửa thương mại trong 2 thập kỷ qua.

Bà Carolyn Turk mong rằng, mô hình cải cách mà WB khuyến nghị có thể sẽ giúp Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường gập ghềnh để trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế cũng như Chính phủ và người dân Việt Nam.

Mô hình cải cách mà WB khuyến nghị sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045  - Ảnh 2.

Chất lượng thể chế và phát triển kinh tế có quan hệ tương quan chặt chẽ...

Từ góc độ nghiên cứu, ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB nhận định thể chế hiện đại là điều kiện cần để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển.

Sau khi đạt được thành tựu là trở thành một trong những quốc gia chuyển đổi kinh tế thành công nhất trên thế giới trong suốt 25 năm qua, tới nay, thể chế của Việt Nam cần được hiện đại hóa theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mới được thông qua tại Đại hội Đảng tháng 2/2021.

Ông Morisset nêu ví dụ, tại một hội nghị được tổ chức hồi tháng 4/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra rằng trong số 111 quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, vùng và tỉnh được luật hóa từ khi ban hành Luật Quy hoạch hồi cuối năm 2017 thì tới nay mới chỉ có 7 quy hoạch được chính thức phê duyệt.

"Điều đó cho thấy, kết quả thực thi cải cách của Việt Nam còn chưa đồng đều trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiến những bước xa hơn trên hành trình phát triển kinh tế tương xứng với các nước trong khu vực và trên thế giới", ông Morisse, đánh giá.

Theo các chuyên gia của WB, có 5 nhóm cải cách thể chế cần ưu tiên.

Đó là, hình thành nền tảng thể chế vững chắc để biến ưu tiên phát triển thành hành động cụ thể.

Hài hòa quy trình thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả thực thi của chính quyền các cấp, các ngành.

Sử dụng các công cụ thị trường để tạo động lực trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. 

Thực thi hiệu quả quy định và quy tắc nhằm nâng cao động lực, lòng tin và sự công bằng.  

Cuối cùng là áp dụng các quy trình có sự tham gia của các bên nhằm nâng cao sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Mô hình cải cách mà WB khuyến nghị sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045  - Ảnh 4.

Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm...

Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia quản trị cao cấp WB đề xuất, để tiến tới trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu thành công nhất trên thế giới, trước mắt Việt Nam cần hình thành Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường vai trò cơ quan chủ trì triển khai kinh tế của Bộ Công Thương.

Song song đó, chính phủ cũng cần tạo cơ chế đặc thù cho các nhà đầu tư chiến lược, bao gồm về xuất khẩu và các khu công nghiệp; phân cấp các quy trình phê duyệt cho địa phương, hoàn thiện hệ thống thủ tục hải quan một cửa.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh sự cạnh tranh bằng cách hạ thấp rào cản gia nhập, giảm thuế quan để thay đổi giá cả tương quan giữa hàng hóa giao dịch thương mại và không giao dịch thương mại; tham gia các hiệp định quan hệ đối tác thương mại đa phương, khu vực.

Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ việc các doanh nghiệp xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài tuân thủ các quy định về môi trường, lao động và xã hội.

Cuối cùng là công khai dữ liệu và tham vấn định kỳ với các bên liên quan chính, như các hiệp hội doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, chia sẻ thông tin qua Cổng thông tin Thương mại và Cổng thông tin Hiệp định thương mại tự do Việt Nam.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.