Thứ năm, 16/05/2024

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao lãi suất cho vay vẫn cao

18/05/2023 12:02 PM (GMT+7)

Theo Ngân hàng Nhà nước, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại, do nhiều tác động. Ngân hàng thì chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn, nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động.

Phân tích về mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167.000 tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường 1 (tỉ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường 1) ở mức 101,45%, giảm so với mức 102,28% cuối năm 2022, nhưng vẫn ở mức rất cao.

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao lãi suất cho vay vẫn cao, khó giảm - Ảnh 1.

Một trong những lý do gây áp lực khiến lãi cho vay vẫn cao do hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn. Ảnh: NĐT

Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn. Đồng thời, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại, do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước.

Cơ quan này khẳng định hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam lại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, với tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%. Trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay.

Cùng với đó, áp lực lạm phát khiến người dân luôn kỳ vọng lãi suất tăng, ngân hàng khó giảm lãi suất tiết kiệm, dẫn đến khó kéo giảm lãi vay như kỳ vọng. Huy động vốn đến ngày 27/4 mới  tăng 1,78%, bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%.

Một công cụ hỗ trợ được đánh giá tích cực cho thị trường là Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 23/4 vừa qua, cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khách hàng gặp khó khăn.

Theo nhận định của Công ty chứng khoán VN Direct, Thông tư 02 sẽ phần nào tháo gỡ những vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp, cứu lấy các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Và điều này cũng sẽ tác động tích cực đến ngân hàng. Bởi áp lực trích lập dự phòng đối với các ngân hàng sẽ được giảm thiểu, khi nợ tái cơ cấu sẽ được phân bổ trong 2 năm 2023 và 2024.

Tuy nhiên, theo Ngân hàng  Nhà nước, khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khách hàng gặp khó khăn, có nghĩa ngân hàng chưa thu nợ đến hạn của khách, trong khi vẫn phải bảo đảm chi trả tiền gửi. Điều này làm giảm doanh số cho vay và chậm lại vòng quay vốn trong nền kinh tế, cũng gây áp lực trở lại lên khả năng cân đối vốn và dư địa giảm lãi suất của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao lãi suất cho vay vẫn cao, khó giảm - Ảnh 3.

Lãi suất cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, kinh doanh hết sức khó khăn. Ảnh: Q.Hải

Ngân hàng Nhà nước cho rằng theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ các trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc hoặc cơ quan điều hành tăng/giảm các mức lãi suất điều hành.

Trong khi đó, một số ngân hàng quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng, cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn.

Hiện Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng tối đa bằng VND hiện ở mức 4,5%/năm, nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn, giảm chi phí vốn vay, tăng khả năng tiếp cận vốn cho thị trường.

Dù vậy, mặt bằng lãi suất thị trường đã và đang dần ổn định. Hiện lãi suất cho vay phát sinh mới của các ngân hàng ở mức khoảng 9,3%/năm. Mức này giảm 0,65% điểm phần trăm so với cuối năm 2022. 

Với tiền gửi, lãi suất bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại khoảng 6,3%/năm, giảm 0,1-0,6% điểm phần trăm ở hầu hết kỳ hạn.

Tại Hội nghị Ngành ngân hàng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức tại TP.HCM ngày 11/5, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét đề xuất cắt giảm lãi suất 0,5%.

Bà Chi cho biết hiện lãi vay quanh 10%, lãi suất vay không giảm thì doanh nghiệp không có cơ hội phục hồi.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng thời gian qua lãi suất tuy lãi suất có giảm, nhưng vẫn còn cao. Ông Mãi mong muốn lãi cho vây hiện nay giảm xuống còn 7-8%, để hỗ trợ doanh nghiệp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá vé máy bay hạ nhiệt sau lễ

Giá vé máy bay hạ nhiệt sau lễ

Bước vào giữa tháng 5, giá vé máy bay các hãng đã có xu hướng hạ nhiệt. Đồng thời, các hãng hàng không cũng tung nhiều chương trình ưu đãi giá vé, kích cầu đi lại.

Công ty SJC trúng thầu 4.000 lượng vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước

Công ty SJC trúng thầu 4.000 lượng vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước

Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN và Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các nhà khoa học chủ động đề xuất thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực với các cơ quan nhà nước để có nguồn lực thực hiện nghiên cứu.

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Đặc sản, món ngon, sản phẩm OCOP khắp cả nước đổ về TP.HCM tham dự triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm 2024 để tăng cường kết nối giao thương. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thả ga mua đặc sản với giá hấp dẫn.

"Click, quẹt" với ngân hàng đã có tích hợp AI

"Click, quẹt" với ngân hàng đã có tích hợp AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được tích hợp vào các nền tảng ngân hàng số tại Việt Nam, đẩy nhanh cuộc đua chuyển đổi số của các nhà băng hơn nữa. Nhờ đó, omni banking -- ngân hàng kết hợp hệ sinh thái đa kết nối cho khách hàng -- cũng được chú trọng.