Thứ năm, 23/05/2024

Nguồn cung dự báo tăng 20%, bất động sản nghỉ dưỡng cố gắng bắt kịp đà phục hồi của ngành du lịch

01/04/2024 11:35 AM (GMT+7)

Dưới tốc độ phục hồi của ngành du lịch, nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ sớm bắt kịp đà. Phân khúc này được dự báo sẽ tăng nhẹ nguồn cung khoảng 20% trong năm 2024.

Xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2015, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu phát triển bùng nổ với mức tăng trưởng lên tới 50% mỗi năm cho đến khi có sự giảm sút mạnh trong năm 2018 rồi liên tục biến động.

Giai đoạn 2015-2017, cùng với sự phát triển đa dạng về du lịch, hàng nghìn dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng được phát triển, tập trung ở khu vực Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc...

Tuy nhiên, đến năm 2018, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đổi chiều suy giảm do có nhiều bất cập nội tại khiến nhà đầu tư e ngại như tính pháp lý của condotel; năng lực vận hành, cam kết của chủ đầu tư, giá... Năm 2020, tác động của dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có dấu hiệu đóng băng và không có giao dịch cho tới hết năm 2021.

Đầu năm 2022, bất động sản nghỉ dưỡng lại đảo chiều với hiệu ứng các ông lớn bất động sản dồn dập công bố, đề xuất đầu tư, tài trợ lập quy hoạch những dự án nghỉ dưỡng hàng trăm đến vài chục nghìn ha, thậm chí hàng tỷ USD.

Nguồn cung dự báo tăng 20%, bất động sản nghỉ dưỡng cố gắng bắt kịp đà phục hồi của ngành du lịch- Ảnh 1.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng dự báo sẽ cải thiện nguồn cung trong năm 2024. Ảnh: Gia Linh

Tuy nhiên, chỉ đến giữa tháng 5 năm 2022, thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận những dầu hiệu trầm lắng. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng nhiều lý do khác đã khiến điều kiện thị trường tài chính trở nên khó khăn hơn, kéo theo đó là nhiều rủi ro và lãi suất tăng. Dòng tiền dễ gần như không còn khi càng về cuối năm.

Các chuyên gia đánh giá, bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong vài năm qua. Tuy nhiên, hàng loạt doanh nghiệp phải trả giá vì phát triển ồ ạt ở các giai đoạn trước, nhiều dự án bị tạm dừng khiến lượng tồn kho tăng mạnh, trong khi nguồn cung mới sụt giảm nghiêm trọng.

Số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, năm 2023, cả nước có khoảng 3.165 sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Lượng giao dịch cũng chưa phục hôi như kỳ vọng, toàn thị trường chỉ ghi nhận 726 giao dịch thành công trong năm 2023. Bởi các dự án vẫn đang gặp vướng mắc về pháp lý nên chưa thể ra hàng. Trong khi hàng tồn kho chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ các nhà đầu tư mua trước đó.

Tới thời điểm hiện tại, trong khi các phân khúc khác đều đã có nhiều dấu hiệu phục hồi thì bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi trạng thái "ảm đạm".

Tuy nhiên, dưới đà phục hồi của ngành du lịch, nhiều chuyên gia kỳ vọng phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng sẽ sớm bắt kịp đà. Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS cho biết ngành du lịch đang tăng trưởng mạnh mẽ, gần tiến tới mức tương đương năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước và băng 98,5% so với năm 2019.

Đặc biệt, hấp lực từ ngành du lịch, trên nền tảng tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, sẽ là động lực để các doanh nghiệp phát triển dự án đấy nhanh tiến độ, bơm thêm nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới vào thị trường.

Đồng thời, Nghị định 10/2023/NĐ-CP tháo gỡ cho hoạt động cấp sổ hồng của loại hình condotel, officetel... thời gian tới có thể đạt độ ngắm nhất định, đem lại hy vọng cho chủ đầu tư và nhà đầu tư, từ đó hỗ trợ sự bứt phá trở lại.

Chủ tịch VARS dự kiến nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 có cơ hội cải thiện khoảng 20% so năm 2023. Trong đó, loại hình căn hộ biển là điểm nhấn của phân khúc, do vừa đáp ứng nhu cầu về tỉnh sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

EVN bác bỏ thông tin 'kêu gọi doanh nghiệp tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện'

EVN bác bỏ thông tin 'kêu gọi doanh nghiệp tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện'

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu rõ, thông tin "cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía Bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện" là không chính xác.

Ngân hàng Nhà nước thông tin về "số phận" của 3 ngân hàng mua bắt buộc, SCB và Đông Á

Ngân hàng Nhà nước thông tin về "số phận" của 3 ngân hàng mua bắt buộc, SCB và Đông Á

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.

"Cơn sốt" check-in quán cà phê đẹp tại Đà Lạt

"Cơn sốt" check-in quán cà phê đẹp tại Đà Lạt

Đà Lạt - thành phố ngàn hoa, từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng bầu không khí trong lành mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án rạch Xuyên Tâm

TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án rạch Xuyên Tâm

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ dự án rạch Xuyên Tâm.

Phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox không phép tại TP.HCM

Phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox không phép tại TP.HCM

Tổ công tác đặc biệt Sở Y tế vừa phát hiện và xử lý cơ sở hoạt động không có giấy phép nhưng quảng cáo, tổ chức đào tạo học viên trong lĩnh vực chăm sóc da, tiêm filler - botox.

Nhà băng phía sau bầu Đức được phép tăng vốn

Nhà băng phía sau bầu Đức được phép tăng vốn

Là một trong số các nhà băng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn trong năm 2024, LPBank sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 33.576 tỷ đồng để vào nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.