Giá mít Thái đang tăng mạnh, giá thanh long tăng gấp 2 lần

Thiên Hương Thứ sáu, ngày 03/01/2020 16:10 PM (GMT+7)
Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, vì vậy thời điểm này thị trường trái cây đã khá sôi động. Mặc dù nguồn cung có xu hướng tăng, nhưng nhiều mặt hàng giá vẫn tăng cao, điển hình như giá thanh long tăng gấp đôi, còn giá mít Thái cũng tăng từ 15.000 - 16.000 đồng/kg.
Bình luận 0

Theo báo cáo vừa công bố của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trong tháng 12/2019, giá thanh long đã tăng lên gấp đôi so với tháng 11, đạt 15.000 đồng/kg. Dự báo, giá thanh long có thể sẽ đắt hơn nữa vào dịp giáp Tết vì nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao để trưng mâm ngũ quả, làm quà biếu... 

Đặc biệt, giá thanh long ruột đỏ dự báo sẽ còn tăng mạnh và có thể cán mốc 30.000 - 35.000 đồng/kg khi nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Canh Tý tăng cao.

img

Mô hình trồng mít Thái của ông Danh Bảnh, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: N.Q

Đáng chú ý là sau một thời gian giảm mạnh, giá mít tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng trở lại từ hơn nửa tháng qua với mức tăng mỗi kg từ 15.000 - 16.000 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tháng.

Tại TP.Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang..., hiện mít loại 1 (mít giống Thái, loại từ 9 kg/trái trở lên) có giá từ 36.000 - 37.000 đồng/kg; mít loại 2 (từ 6kg đến dưới 9kg/trái) có giá 26.000 - 27.000 đồng/kg; còn mít loại 3 (từ 5kg đến dưới 6kg/trái) có giá khoảng 19.000 - 20.000 đồng/kg.

Giá mít tăng mạnh do đang được tiểu thương và doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để phục vụ xuất khẩu, nhất là xuất khẩu trái tươi sang thị trường Trung Quốc. Dự báo giá mít có có khả năng tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng trongnhững tháng cuối năm và dịp Tết 2020, trong khi lượng mít tới lứa thu hoạch tại nhiều vườn mít đang hạn chế.

Không riêng gì thanh long, mít Thái mà tại hầu hết các nhà vườn trong tỉnh Trà Vinh, các loại trái cây bán Tết như bưởi, quýt đường, xoài, thanh long... được thương lái ký kết thu mua với giá cao hơn dịp Tết Nguyên đán năm trước từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Cụ thể, bưởi da xanh có giá 30.000-32.000 đồng/kg; quýt đường 35.000-40.000 đồng/kg.

Cũng theo báo cáo của Cục Chế biến và Thị trường nông sản, tháng 12/2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại đạt 320 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả năm 2019 ước đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2018.

Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019 với 65,7% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường tỷ dân này trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 2,24 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đến là Hoa Kỳ đạt 137,7 triệu USD (chiếm 4%), tăng 9,2%; Hàn Quốc đạt 119,4 triệu USD (chiếm 3,5%), tăng 14,2%; Nhật Bản đạt 112,4 triệu USD (chiếm 3,3%), tăng 14,4%; Hà Lan đạt 73,8 triệu USD (chiếm 2,2%), tăng 34,8% ... so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 11 tháng qua, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Lào (gấp 6,7 lần), Hồng Kông (gấp 3,2 lần), Đài Loan (tăng 69,9%), Thái Lan (tăng47%). Giá trị xuất khẩu giảm do nhiều mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh như thanh long đạt 1,1 tỷ USD (chiếm 31,3%), giảm 5,2%; sầu riêng đạt 215,6 triệu USD (chiếm6,2%), giảm 20,4%; măng cụt đạt 168,6 triệu USD, giảm 1,3%; dừa đạt 123,1 triệu USD, giảm 31,3%; nhãn đạt 113 triệu USD, giảm 58,6%; ớt đạt 59,6%, giảm 47,8%, nấm hương đạt 51,5 triệu USD, giảm 56,7%... so với cùng kỳ năm 2018.

Ở chiều ngược lại, tháng 12 cả nước đã chi 123 triệu USD để nhập khẩu các loại rau quả, như vậy tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu năm 2019 ước đạt 1,75 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm 2018.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem