Chủ nhật, 12/05/2024

"Ông lớn" GVR lên danh sách bán vốn 8 đơn vị thành viên tới năm 2025

11/03/2024 12:07 PM (GMT+7)

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) dự kiến chuyển nhượng vốn đối với 1 đơn vị do tập đoàn nắm cổ phần chi phối và 7 đơn vị khác mà tập đoàn không nắm cổ phần chi phối.

"Ông lớn" GVR lên danh sách bán vốn 8 đơn vị thành viên tới năm 2025- Ảnh 1.

"Ông lớn" GVR lên danh sách bán vốn 8 đơn vị thành viên tới năm 2025. Ảnh: Quốc Hải

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 với nhiều nội dung đáng chú ý như đề án tái cơ cấu đến năm 2025.

Cụ thể, GVR dự kiến sẽ chuyển nhượng vốn đối với đơn vị do tập đoàn nắm cổ phần chi phối là Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su và 7 đơn vị khác mà tập đoàn không nắm cổ phần chi phối gồm: Công ty CP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty CP Du lịch quốc tế Vũng Tàu, Công ty CP EVN Quốc tế; Công ty CP Điện Việt Lào; Công ty CP Tổng công ty Xây dựng và Thủy lợi 4; Công ty CP BOT Quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG.

Ngoài ra, GVR cũng sẽ sắp xếp 5 công ty thủy điện theo chỉ đạo, quyết định, phán quyết của cấp có thẩm quyền và giải thể Xí nghiệp Liên doanh Visorutex khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp thành viên tại Lào cũng nằm trong kế hoạch với việc sáp nhập Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay vào CTCP Quasa Geruco, Công ty TNHH MTV Cao su Quavan vào Công ty TNHH Cao su Việt Lào.

GVR cũng sẽ xem xét đầu tư thêm vốn để nắm giữ quyền chi phối tại Công ty CP Cao su Bến Thành và thực hiện giải thể Xí nghiệp Liên doanh Visorutex khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, GVR cũng dự kiến chuyển đổi 4 đơn vị gồm Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Tạp chí Cao su Việt Nam, Trung tâm Y tế Cao su, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Trong năm 2024, GVR lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu đạt 24.999 tỷ đồng doanh thu và 3.437 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 13% và 2% so với kết quả thực hiện năm 2023.

Đến năm 2025, GVR đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn là 28.575 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 5%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 5.051 tỷ đồng.

Luỹ kế giai đoạn 2021 – 2025, tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 135.000 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất giai đoạn ước đạt 25.075 tỷ đồng.

Số lao động bình quân hàng năm toàn tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025 là 82.848 người/năm, đến năm 2025 dự kiến đạt 87.070 người và thu nhập bình quân khoảng 101 triệu đồng/người/năm.

Về định hướng, quy mô ngành nghề kinh doanh chính đến hết năm 2025, Cao su Việt Nam dự kiến sẽ trồng, chăm sóc, khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su với diện tích khoảng 360.000 - 370.000 ha (trong nước khoảng 245.000 - 255.000 ha, nước ngoài khoảng 115.000ha), sản lượng mủ cao su khai thác khoảng 400.000 tấn, sản lượng tiêu thụ khoảng 500.000 tấn (bao gồm cao su gia công, thu mua), sản lượng gỗ cao su nguyên liệu khoảng 1,5 triệu m3 gỗ.

Cùng với đó, công ty cũng đầu tư, mở rộng, cải tạo nâng công suất các nhà máy chế biến gỗ theo hướng phát triển các loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản xuất các sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với sản lượng khoảng 1,5 triệu m3 các loại.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng ngày 11/3, thị giá cổ phiếu GVR hiện ghi nhận ở mức 30.100 đồng/cổ phiếu, tăng 3,79% so với phiên giao dịch trước đó. Vốn hóa của GVR trên thị trường ước đạt khoảng 120.4000 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).