Ngụy Trung Hiền tên thật là Lý Tiến Trung, người Túc Ninh tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ông sống trong khoảng thế kỷ 16 - 17 dưới thời nhà Minh.
Thời còn trẻ, Ngụy Trung Hiền nổi tiếng với thói ham mê cờ bạc, ăn chơi trác táng. Khi lâm tới cảnh khốn cùng, ông phải trốn tới Bắc Kinh để trốn chủ nợ. Tới năm 1689, ông được tuyển vào cung làm thái giám.
Sống trong chốn hậu cung nhiều thị phi, song nhờ tài xu nịnh nên Ngụy Trung Hiền rất được Khách Thị, vú nuôi của vua Minh Hy Tông bấy giờ.
Nhờ tài xu nịnh nên Ngụy Trung Hiền rất được Khách Thị, vú nuôi của vua Minh Hy Tông bấy giờ. Ảnh minh hoạ.
Ngay từ khi Hy Tông mới chỉ là một hoàng tử còn nhỏ tuổi, Nguỵ Trung Hiền đã tận dụng chính mối quan hệ với Khách Thị để tạo nên mối quan hệ chặt chẽ. Sự kiện đánh dấu mốc trong cuộc đời ông chính là khi hoàng đế Minh Quang Tông đột ngột qua đời sau chưa đến 1 tháng lên ngôi.
Chu Do Hiệu, con trai cả của Minh Quang Tông lên ngôi Hoàng đế khi mới 15 tuổi, sử gọi là Minh Hy Tông. Còn nhỏ tuổi lại không mấy hứng thú với việc điều hành đất nước, Minh Hy Tông đã phong cho Ngụy Trung Hiền làm Bỉnh bút Thái giám.
Không chỉ vậy, Ngụy Trung Hiền còn được vua ban cho hai chữ "Trung Hiền" nên xét ra quyền hành ngang với Tể tướng. Được Hoàng đế thân cận trọng dụng, Nguỵ Trung Hiền lộng quyền, thao túng việc triều chính, lôi kéo vua vào những cuộc ăn chơi hưởng lạc.
Bấy giờ, Nguỵ Trung Hiền được vua tin tưởng giao cho việc trông coi Đông Xưởng, Tây Xưởng và Nội Xưởng. Đây đều là những xưởng có quyền lực rất lớn, có nhà tù riêng để tra khảo với đủ mọi ép cung, nhục hình khiến nhiều người phải ám ảnh.
Chỉ riêng quyền lực của Đông Xưởng, Nguỵ Trung Hiền có thể tra khảo, xét hỏi bất kỳ ai thậm chí là hoàng thân quốc thích. Với các tội nhẹ, Đông Xưởng còn có thể toàn quyền định đoạt mà không cần phải trình báo.
Lộng quyền trong triều đình, thế nhưng các quan đều không dám chống đối lại Nguỵ Trung Hiền. Những người phục tùng theo, Nguỵ Trung Hiền liền ứng chọn làm thuộc hạ, tay sai. Thậm chí nhiều quan trong triều đình còn tranh nhau nhận ông là cha, ông nội.
Những người dám chống đối không phục, ông sẵn sàng ra tay đàn áp, sát hại. Đủ các hình thức tra khảo, ép cung hay nhục hình như đánh đập, dùng còng, dùng kẹp, chém đều khiến ai nấy đều kinh hãi.
Bấy giờ, có duy nhất một nhóm các quan, nho sĩ thuộc phái Đông Lâm dám đứng ra chỉ trích bè lũ của hoạn quan Ngụy Trung Hiền. Những con người với tư tưởng tiến bộ này đã vạch 24 tội ác của tên thái giám trước triều đình, trong đó có tội giết người và bắt Hoàng hậu phá thai.
Tuy nhiên, với quyền lực được đánh giá là ngang Hoàng đế nắm trong tay, Ngụy Trung Hiền đã thẳng tay tiêu diệt những người phái Đông Lâm này. Ông cho dùng nhục hình, tạo khẩu cung giả, tra tấn những người thuộc phái này cho tới chết. Nhiều người vô tội ủng hộ phái này cũng bị Ngụy Trung Hiền cho giết không cần qua xét xử.
Ngụy Trung Hiền còn dám thảo ra chỉ dụ, xưng "Trẫm và thần" trong triều đình. Ảnh minh hoạ.
Nắm quyền lực có thể thao túng triều đình, Nguỵ Trung Hiền còn huênh hoang tự xưng là "Cửu thiên tuế". Thời bấy giờ, tuy đang còn sống nhưng rất nhiều nơi đã lập thờ để thờ tên hoạn quan này.
Theo sử chép, ai đi qua từ đường thờ tượng của Ngụy Trung Hiền cũng phải lạy 5 lạy, hô to "Cửu thiên tuế". Thậm chí, Ngụy Trung Hiền còn dám thảo ra chỉ dụ, xưng "Trẫm và thần" trong triều đình.
Tuy nhiên những ngày tháng làm mưa làm gió, thao túng triều đình của Nguỵ Trung Hiền cũng sớm kết thúc khi vua Minh Hy Tông băng hà. Trước khi qua đời, ông đã truyền lại ngôi báu cho em trai là Tín vương Chu Do Kiểm, tự là Minh Tư Tông.
Chu Do Kiểm lên ngôi, thái giám Ngụy Trung Hiền bị thất sủng. Ông định xin cáo lão về quê nhưng không thành. Trong triều bấy giờ rất nhiều các quan đã đứng lên tố cáo 10 trọng tội đòi xử tử Ngụy Trung Hiền.
Vua Minh Tự Tông liền phế truất Ngụy Trung Hiền, đày đến giữ mộ ở đất Phụng Dương. Song đi được nửa đường, Ngụy Trung Hiền bị cáo buộc tội mưu phản bị bắt quay trở lại. Sợ cảnh tượng phải đối mặt, Nguỵ Trung Hiền đã thắt cổ tự vẫn, kết thúc cuộc đời một thái giám tham vọng.