Thứ năm, 06/06/2024

Quy định của Luật Đất đai mới có hiệu lực từ tháng 4/2024

30/03/2024 6:54 AM (GMT+7)

Dù Luật Đất đai sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2025 nhưng có 2 quy định của Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4/2024, gồm: các hoạt động lấn biển, các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.

Cụ thể, khoản 2 Điều 252 Luật Đất đai 2024 nêu rõ: Điều 190 và Điều 248 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024.

Điều 190 Luật Đất đai 2024 quy định về hoạt động lấn biển . Theo đó, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.

Quy định của Luật Đất đai mới có hiệu lực từ tháng 4/2024- Ảnh 1.

Điều 190 Luật Đất đai 2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2024.

Hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị;

Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng;

Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Hoạt động lấn biển mà có phần diện tích thuộc một trong các khu vực sau đây thì chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư:

Khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; Di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, vùng đất ngập nước quan trọng đã được công bố theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, pháp luật về lâm nghiệp;

Khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật về thủy sản;

Khu vực cảng biển, vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải, vùng nước để xây công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật về hàng hải; Cửa sông và các khu vực đã được quy hoạch, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Khu vực biển được xác định để thực hiện hoạt động lấn biển trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển như đối với đất đai trên đất liền.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển được quy định như sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển; thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý khu vực lấn biển theo quy định của pháp luật;

Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý, kiểm tra hoạt động lấn biển; ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động lấn biển;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, giao đất, cho thuê đất để lấn biển, thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý, sử dụng khu vực lấn biển trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Việc giao khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển được tiến hành đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 248 Luật Đất đai 2024 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2023/QH15 về: Nguyên tắc, căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác…

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thu phí vỉa hè: Không còn đủng đỉnh

Thu phí vỉa hè: Không còn đủng đỉnh

Nhiều địa phương đang gấp rút hoàn thành các đầu việc trong tháng 6, một số quận trung tâm đã sẵn sàng...

TP.HCM yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tại khu đất vàng

TP.HCM yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tại khu đất vàng

Liên quan dự án tại khu đất vàng đã "treo" hơn 10 năm qua, UBND TP.HCM vừa yêu cầu các đơn vị lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Đất nền ven TP.HCM tăng nguồn cung

Đất nền ven TP.HCM tăng nguồn cung

Thời gian qua, phân khúc đất nền tại thị trường TP.HCM gần như vắng bóng nguồn cung mới. Trong khi đó, các khu vực vệ tinh, giáp ranh thành phố thì lại có chuyển biến tích cực hơn.

TP.HCM nắng nóng, vắng mưa dù đang mùa mưa

TP.HCM nắng nóng, vắng mưa dù đang mùa mưa

Dù đang vào mùa mưa, thời tiết TP.HCM nắng nóng gay gắt vào buổi trưa. Nhiều ngày qua, TP.HCM chưa có cơn mưa lớn.

TP.HCM chỉ đạo về xây dựng nhà ở kết hợp chức năng khác

TP.HCM chỉ đạo về xây dựng nhà ở kết hợp chức năng khác

Trong khi chờ Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 có hiệu lực thi hành, UBND TP.HCM thống nhất việc xây nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp phải lập dự án đầu tư xây dựng.

TP.HCM siết quản lý trật tự xây dựng với nhà ở nhiều căn hộ, nhà trọ có mật độ người ở cao

TP.HCM siết quản lý trật tự xây dựng với nhà ở nhiều căn hộ, nhà trọ có mật độ người ở cao

Lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị kiểm soát chặt chẽ điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ của hộ gia đình, cá nhân, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao.