P2p

  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, trong số 100 công ty P2P Lending – cho vay ngang hàng hiện nay, không ít công ty P2P Lending có nguồn gốc từ nước ngoài, đã đi trước đón đầu tìm cách chiếm thị phần trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi số đang mạnh mẽ dần, thì sự tăng trưởng này là điều tất yếu.
  • Trên thực tế, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thị trường dịch vụ P2P lending đang chủ yếu do các nhà đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Singapore…chi phối. Cũng như các mô hình kinh tế chia sẻ khác, cho vay ngang hàng nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm và lũng đoạn là hiện hữu.
  • Theo nhiều chuyên gia, ban hành sandbox về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) sẽ giúp cơ quan chức năng có cơ sở để xử lý hàng chục app cho vay tín dụng đen trá hình, mạo danh P2P có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thậm chí, ngay cả các công ty P2P hoạt động đúng nghĩa, việc phải “thanh lọc” một lần nữa cũng là cần thiết.
  • Ở Việt Nam có nhiều mô hình cho vay ngang hàng (P2P lending) đang hoạt động, có mô hình hoạt động đúng nghĩa, song cũng có những mô hình biến tướng. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, cần sớm có hành lang pháp lý áp dụng để bảo vệ cả người đi vay lẫn đảm bảo các doanh nghiệp P2P hoạt động đúng hướng.
  • Ba nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc đã thành lập Liên minh truyền tải ngang hàng, cho phép người dùng smartphone của 3 hãng có thể truyền tệp tin (bao gồm hình ảnh, video và âm nhạc) mà không cần ứng dụng của bên thứ ba hoặc dữ liệu mạng di động.
  • Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh khuyến cáo, các tổ chức tín dụng (TCTD) thận trọng trong việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các công ty cho vay ngang hàng (P2P Lending) tránh rủi ro và không ảnh hưởng đến hoạt động uy tín của TCTD cũng như uy tín, an toàn của hệ thống ngân hàng.
  • Cho vay ngang hàng (P2P lending) sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng xảy ra những biến tướng từ hình thức cho vay này nhằm trục lợi cho một số cá nhân, tổ chức hoạt động P2P.
  • Với kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ giải quyết được dứt điểm 3 bài toán là vốn, quản trị và chuỗi cung ứng toàn cầu dựa trên nền tảng kinh tế chia sẻ, cho vay ngang hàng P2P Lending.
  • Vay tiền online hay còn gọi là cho vay ngang hàng (P2P) dù chưa được cấp phép nhưng vẫn quản bá rầm rộ, mà không bị cơ quan quản lý nhắc nhở. Theo quy định, mọi công dân đều có thể làm những gì mà pháp luật không cấm. Có phải vậy mà những công ty công nghệ đang đứng ra cung cấp dịch vụ với lãi suất "cắt cổ", thậm chí lên 700%/năm không bị coi là vi phạm pháp luật?
  • Vay tiền online hay còn gọi là mô hình cho vay ngang hàng (P2P) hiện đang “nằm ngoài pháp luật”, do NHNN chưa cấp phép cho bất kỳ công ty nào. Do nhu cầu lớn, một ngày lên tới 2.000 đơn xin vay và chưa có khung pháp lý nên nhiều công ty đã đưa thêm các loại phí, đẩy lãi suất khoản vay lên 100%/năm, thậm chí là 720%/năm.