Thứ hai, 20/05/2024

Thanh toán không tiền mặt ở siêu thị tăng trưởng 64%

21/06/2023 10:02 AM (GMT+7)

Dữ liệu thống kê của Payoo 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, các phương thức thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến với mọi người dân từ thành thị đến nông thôn, từ thanh toán hóa đơn đến mua sắm trực tuyến hay tại cửa hàng...

Thanh toán không tiền mặt ở siêu thị ghi nhận sự tăng trưởng 64%  - Ảnh 1.

Thanh toán không tiếp xúc qua Payoo POS

6 tháng đầu năm 2023, tuy nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng điểm sáng là thanh toán điện tử vẫn tăng trưởng nhanh. Thanh toán không tiền mặt phát triển trong mọi hoạt động mua sắm, ăn uống và chăm sóc sức khỏe… với đa dạng hình thức từ thanh toán thẻ truyền thống đến các phương thức mới như mã QR, thanh toán không tiếp xúc, eVoucher.

Đặc biệt, tăng trưởng thanh toán không tiền mặt năm sau luôn cao hơn năm trước.

Cụ thể, với lĩnh vực F&B, thanh toán không tiền mặt nửa năm 2023 so với cùng kỳ tăng gấp đôi về số lượng và 25% về giá trị. Trong khi đó, lĩnh vực siêu thị ghi nhận sự tăng trưởng 64% về số lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ.

Một xu hướng rõ nét trong năm nay là sự quan tâm của người trẻ trong việc chăm sóc vẻ ngoài cũng như cải thiện sức khỏe bên trong. Các lĩnh vực thời trang, trang sức và phụ kiện đã tăng gấp 3 về số lượng và gấp đôi về giá trị, trong khi làm đẹp, mỹ phẩm tăng 1,5 lần về số lượng và 2 lần về giá trị. Người dân chú ý nhiều đến rèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động thể thao, chạy bộ.

6 tháng đầu năm nay, hệ thống Payoo ghi nhận hơn 65.000 lượt đăng ký mua các gói tập, các loại BIB chạy và các hoạt động chạy xe đạp phong trào.

Thanh toán không tiền mặt ở siêu thị ghi nhận sự tăng trưởng 64%  - Ảnh 2.

Thanh toán không tiền mặt phổ biến trong F&B

Là đơn vị dẫn đầu về thanh toán hóa đơn nhiều năm qua, Payoo triển khai các hình thức thanh toán điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet,… trực tiếp tại cửa hàng và thông qua các đối tác thanh toán trực tuyến như ví điện tử, ứng dụng ngân hàng.

Đến nay Payoo chủ động kết nối và chia sẻ nền tảng này đến hơn 40 ngân hàng và cung cấp cho nhiều ví điện tử khác trên thị trường (Moca, ZaloPay, ShopeePay,…).

Với mảng học phí, từ năm học mới 2022-2023, nhờ sự tham gia của nhiều ngân hàng trong việc tích hợp giải pháp thanh toán học phí của Payoo vào ứng dụng ngân hàng, tăng trưởng thu học phí không tiền mặt đã có sự bứt tốc đáng kể. 

So sánh giữa năm 2022 và 2023, giao dịch thu hộ học phí qua nền tảng trực tuyến tăng gấp 7 lần, trong đó qua kênh ngân hàng tăng hơn 8 lần. Giao dịch trực tiếp tại cửa hàng cũng tăng gần gấp 2,5 so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện tại, Payoo đang tích hợp dịch vụ hỗ trợ thu hộ học phí trên ứng dụng của 14 ngân hàng, ví điện tử, thanh toán cho hơn 3000 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh. Nhiều hình thức thanh toán mới cũng ra đời như quét mã QR trên phiếu báo học phí giúp phụ huynh thanh toán tiện lợi, nhanh chóng.

Với viện phí, Payoo phối hợp với nhiều đối tác triển khai dịch vụ thanh toán cho hơn 30 bệnh viện lớn tại TP.HCM, nhờ đó, tăng trưởng giao dịch thanh toán viện phí qua Payoo tăng gấp 3 lần số lượng, gấp 2 lần giá trị so với cùng kỳ năm trước. Bệnh nhân và người nhà có thể lựa chọn đặt hẹn và thanh toán phí khám chữa bệnh thuận tiện với đa dạng các phương thức khác nhau: thẻ nội địa, thẻ quốc tế, quét mã QR qua ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.

Trong nhóm dịch vụ công, bên cạnh Cổng dịch vụ công quốc gia, Payoo cung cấp dịch vụ thanh toán cho các Sở, ban, ngành địa phương, hỗ trợ địa phương phục vụ tốt cho người dân đối với các dịch vụ hành chính công.

Sau thời gian triển khai, Payoo nhận thấy mức tăng trưởng giao dịch không tiền mặt ấn tượng ở các đơn vị này, gấp 2,3 lần về số lượng và 1,8 lần về giá trị so với cùng kỳ. Điều này chứng tỏ, nỗ lực của chính phủ và các ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán trong việc thúc đẩy người dân thanh toán không tiền mặt đã bước đầu đạt kết quả khả quan.

Số liệu từ Payoo cho thấy, thanh toán hóa đơn có sự chuyển dịch từ thanh toán trực tiếp sang trực tuyến kể từ ngay sau dịch.

Cụ thể, năm 2019, người dân vẫn giữ thói quen thanh toán hóa đơn tại cửa hàng gần nhà - chiếm hơn 80% tỷ trọng, trong khi thanh toán trực tuyến chỉ gần 20%. Khi dịch bệnh bùng nổ, người dân bị buộc phải chuyển sang thanh toán trực tuyến và dần quen thuộc nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng, đa dạng của hình thức này.

Tỷ lệ thanh toán hóa đơn trực tuyến tăng đều theo từng năm, đến nay đã tăng gần gấp 3 lần so với trước dịch.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Hoa hậu Ngọc Hân (Đặng Thị Ngọc Hân) được chấp thuận thôi làm Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác của cô.

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Các hãng hàng không tích cực khai thác các đường bay đến nhiều quốc gia như Singapore, Ấn Độ... để phục vụ nhu cầu hành khách, kích cầu du lịch trong cao điểm hè sắp tới.

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

Dù tâm lý tích cực chiếm ưu thế trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay, VN-Index tăng 4,47 điểm khi thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa nhưng vẫn chưa chạm đến mốc 1.280 điểm.

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Việt Nam được nhắc tới khi Hyundai và Kia phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ô tô trong bối cảnh Mỹ đánh thuế rất nặng đối với xe có xuất xứ Trung Quốc.

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Với chỉ số chuyến bay hạ cánh đúng giờ là 81,85%, Vietnam Airlines đã vào danh sách top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.