Thứ tư, 22/05/2024

Tháo gỡ khó khăn cho nhà ở xã hội

02/12/2023 3:22 PM (GMT+7)

TP.HCM đang đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vướng mắc trong chương trình nhà ở xã hội trong bối cảnh nhiều dự án chưa thể hoàn thành sớm.

Ủy ban Nhân dân TP.HCM cho biết giai đoạn 2021 – 2025, chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội dự kiến khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, khoảng 35.000 căn nhà. Số lượng nhà ở cho thuê phấn đấu đạt khoảng 7.000 căn hộ, nhà ở lưu trú công nhân phấn đấu đạt khoảng 4.500 căn hộ.

Đến quý II/2023, TP.HCM đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 dự án, quy mô 623 căn hộ. Có 7 dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân đang thi công với quy mô 4.996 căn hộ. Trong đó, 6 dự án nhà ở xã hội với quy mô 3.956 căn hộ và 1 dự án nhà lưu trú công nhân với 1.040 căn. Còn lại 82 dự án đang được theo dõi trong kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.

TP.HCM: Phân loại vướng mắc cải thiện nguồn cung nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu người lao động - Ảnh 1.

Nhà ở xã hội, nhà giá rẻ đang thiếu hụt nguồn cung. Ảnh: Gia Linh

Về quỹ đất để đầu tư dự án nhà ở xã hội, giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM dự kiến bố trí 68 dự án, khu đất. Trong đó, có 32 dự án, khu đất được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020 sang và bổ sung thêm 36 khu đất mới.

Thời gian tới, TP.HCM sẽ phấn đấu hoàn thành các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng để đưa vào đầu tư xây dựng khoảng 35.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng 2,5 triệu m2 sàn theo kế hoạch phát triển nhà ở.

Để thực hiện mục tiêu trên, năm 2022 vừa qua, TP.HCM đã khởi công 4 dự án nhà ở xã hội. Kết quả, tính đến tháng 11/2023, TP.HCM đã có 9 dự án được tái khởi động và khởi công (bao gồm 5 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020).

Tuy nhiên, các dự án sau khi được khởi công, tái khởi động thì lại rơi vào tình trạng nằm "đắp chiếu" vì gặp nhiều khó khăn. Theo đó, các nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư thiếu vốn, hoặc gặp vướng mắc trong công tác pháp lý trong vấn đề quỹ đất, tục thẩm định giá bán, xác nhận đối tượng mua, thuê nhà ở xã hội...

Từ tháng 11/2022, lãnh đạo thành phố đã tổ chức 11 cuộc họp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan về nhà ở xã hội. Trong đó, để đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở xã hội, tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu an cư cho người lao động, lãnh đạo thành phố đã phân định 5 nhóm vấn đề vướng mắc, giải quyết.

TP.HCM: Phân loại vướng mắc cải thiện nguồn cung nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu người lao động - Ảnh 3.

TP.HCM tập trung tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Ảnh: Gia Linh

Nhóm 1 gồm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội. Nhóm 2 là các trình tự thủ tục thực hiện quy trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nhóm 3 là quy trình xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất dưới 10ha. Nhóm 4 để thúc đẩy đầu tư công các dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Cuối cùng, nhóm 5 là phân công trách nhiệm theo dõi, giải quyết thủ tục đầu tư các dự án nhà ở xã hội cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Sở Xây dựng là đơn vị tổng hợp báo cáo các khó khăn vướng mắc đối với các dự án xã hội. Phân nhóm, báo cáo đề xuất thành phố để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai.

Giám đốc một doanh nghiệp chuyên phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM cho phóng viên biết việc phát triển mô hình nhà ở xã hội, nhà giá rẻ tại thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải bỏ cuộc, không tha thiết đầu tư vào loại hình này. Việc nhận diện, phân loại các nhóm dự án sẽ đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn, tăng nguồn cung nhà ở xã hội trong bối cảnh thành phố đang rất khan hiếm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox không phép tại TP.HCM

Phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox không phép tại TP.HCM

Tổ công tác đặc biệt Sở Y tế vừa phát hiện và xử lý cơ sở hoạt động không có giấy phép nhưng quảng cáo, tổ chức đào tạo học viên trong lĩnh vực chăm sóc da, tiêm filler - botox.

Nhà băng phía sau bầu Đức được phép tăng vốn

Nhà băng phía sau bầu Đức được phép tăng vốn

Là một trong số các nhà băng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn trong năm 2024, LPBank sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 33.576 tỷ đồng để vào nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Căn cứ nào VNM được dự báo lãi quý 2 tăng 2 chữ số

Căn cứ nào VNM được dự báo lãi quý 2 tăng 2 chữ số

Trong bối cảnh toàn ngành sữa Việt Nam giảm 2,8% trong quý 1/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã cổ phiếu VNM) ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội tại hầu hết các mảng sản phẩm.

Dù cấm có nồng độ cồn khi lái xe ở Việt Nam, chủ công ty bia Sabeco vẫn lãi khủng

Dù cấm có nồng độ cồn khi lái xe ở Việt Nam, chủ công ty bia Sabeco vẫn lãi khủng

Công ty mẹ của Sabeco (HOSE: SAB) mới đây công bố BCTC quý 2 và bán niên cho năm tài chính 2023 – 2024 (niên độ 01/10/2023 - 30/09/2024).

Châu Âu lùi lịch kiểm tra chống khai thác IUU tại Việt Nam

Châu Âu lùi lịch kiểm tra chống khai thác IUU tại Việt Nam

Uỷ ban Châu Âu EC mới quyết định lùi lịch đến Việt Nam để kiểm tra về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU).

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.