5 kịch bản nổ ra chiến tranh ở Triều Tiên

Đăng Nguyễn - New York Times Thứ tư, ngày 12/04/2017 21:55 PM (GMT+7)
Tình hình bán đảo Triều Tiên đang có diễn biến phức tạp, trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đều có những động thái phô trương quân sự còn Triều Tiên tuyên bố “sẵn sàng chiến tranh”.
Bình luận 0

img

Tình hình Triều Tiên đang có những diễn biến phức tạp.

Bán đảo Triều Tiên đang nóng lên từng ngày, đặc biệt sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói vụ phóng tên lửa vào Syria chính là lời cảnh báo với Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đáp trả cứng rắn bằng lời tuyên bố “sẵn sàng chiến tranh” còn Tổng thống Mỹ Donald Trump điều tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson đến bán đảo Triều Tiên.

Ngày 11.4, có thông tin nói Trung Quốc đưa 150.000 quân áp sát biên giới Triều Tiên, đề phòng biến cổ xảy ra nếu Mỹ tấn công phủ đầu Bình nhưỡng.

Jeffrey Lewis, giám đốc Đông Á tại Trung tâm nghiên cứu Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin ở California (Mỹ), trả lời phỏng vấn trên tờ New York Times (Mỹ), về những kịch bản nổ ra chiến tranh lần hai trên bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên dùng đòn hạt nhân phủ đầu

img

Tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân chính là quân bài răn đe của Triều Tiên.

Triều Tiên luôn lo ngại rằng một ngày nào đó, quân đội Mỹ sẽ quay trở lại phát động chiến tranh. Đó là lý do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp tục duy trì chính sách của cha, phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Thời gian qua, Triều Tiên cũng diễn tập phóng tên lửa, nhằm dội bom sân bay và các căn cứ quân sự Mỹ có thể sử dụng khi xung đột nổ ra.

Theo chuyên gia Lewis, chính sách phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên nhằm răn đe, tấn công phủ đầu Hàn Quốc hoặc Nhật Bản trước khi Mỹ hành động.

Nhưng với chiến lược này, Triều Tiên phải dùng đòn hạt nhân trước, và có khả năng Bình Nhưỡng sẽ tính toán sai.

Điều mà ông Lewis lo ngại là việc ông Trump sẽ nói hoặc làm điều gì đó khiến Triều Tiên hiểu thành mối đe dọa nghiêm trọng, và quyết định hành động để răn đe khả năng bị xâm lược.

Triều Tiên gây hấn, Hàn Quốc phản ứng

img

Tên lửa Hyunmu-3C của Hàn Quốc có tầm bắn lên tới 1.500km.

Với kịch bản này, Hàn Quốc sẽ là trung tâm của vấn đề. Triều Tiên trong quá khứ đã nhiều lần “nắn gân” Hàn Quốc bằng những hành động như đánh chìm tàu Seoul, nã pháo vào một hòn đảo do Seoul kiểm soát.

Năm 2016, Bình Nhưỡng cài mìn ở khu vực phi quân sự (DMZ) khiến cho một binh sĩ Hàn Quốc bị thương nặng.

Nhưng nếu đến một thời điểm nào đó, Hàn Quốc coi hành động gây hấn của Bình Nhưỡng là không thể chấp nhận được, Seoul sẽ hành động

Ngày nay, Hàn Quốc đang tăng cường khả năng đáp trả hành động gây hấn của Triều Tiên nhưng vũ khí hạt nhân vẫn là mối đe dọa lớn nhất. Hàn Quốc nắm trong tay các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình đủ để tiêu diệt cơ quan đầu não Triều Tiên.

Nếu thất bại, Hàn Quốc sẽ là quốc gia gánh chịu hậu quả thảm khốc nhất.

Chính quyền Trump can thiệp

img

Tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson sẵn sàng cho các hoạt động quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Kịch bản này giống như những gì xảy ra ở Iraq năm 2003, nhưng khả năng thất bại cao hơn nhiều.

Ông Lewis giả định việc Tổng thống Trump muốn tình hình Triều Tiên phải nằm trong tầm kiểm soát. Để làm điều đó, ông Trump cần phải cô lập Triều Tiên, tập trung binh sĩ đến khu vực, tìm kiếm các đồng minh và đưa ra lý do hợp lý để Quốc hội thông qua quyết định sử dụng vũ lực.

Chuyên gia Lewis lo ngại, chính quyền Trump luôn nói việc kiểm soát Triều Tiên là đơn giản, nhưng vẫn có khả năng Mỹ sa lầy trong một cuộc chiến tranh thảm khốc, nếu không đánh giá chính xác tình hình trên thực địa.

Triều Tiên-Nhật Bản chạy đua vũ trang

img

Nhật Bản đang rất muốn mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

Ngoài vấn đề hạt nhân Triều Tiên, có một cuộc chạy đua quân sự khác không được nhiều người chú ý. Đó là việc các quốc gia châu Á ráo riết trang bị tên lửa hành trình.

Trung Quốc sở hữu tên lửa hành trình trong khi Hàn Quốc và Triều Tiên cũng nắm trong tay công nghệ này. Kho vũ khí tầm xa Triều Tiên đa phần chỉ có tên lửa đạn đạo.

Quốc gia duy nhất chưa tham gia vào cuộc chạy đua quân sự này là Nhật Bản. Nhưng có dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn mua tên lửa Tomahawk từ Mỹ.

Tomahawk chắc chắn sẽ tăng cường sức mạnh tấn công đáng kể cho Nhật Bản, và là hồi chuông cảnh báo Triều Tiên, Trung Quốc.

Chuyên gia Lewis nhận định, liệu Triều Tiên có leo thang căng thẳng đến mức Nhật Bản cần đến tên lửa hành trình? Nhật Bản và Triều Tiên có thể xảy ra đụng độ quy mô nhỏ.

Điều này có thể khiến cho khu vực phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc khó lường.

Nội bộ Triều Tiên bất ổn

Chuyên gia Lewis nhắc đến khả năng Triều Tiên gặp rắc rối ngay từ bên trong, giống như nạn đói và bệnh dịch xảy ra những năm 1990. Khi đó, tình hình Triều Tiên sẽ trở nên hỗn loạn, giống như Libya hay Syria hiện nay.

Không loại trừ khả năng các cường quốc thế giới sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại bán đảo Triều Tiên. Việc kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu của Mỹ, Nga hay Trung Quốc.

TQ điều 15 vạn quân giáp biên giới Triều Tiên

Căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên leo thêm một nấc thang mới khi Trung Quốc đưa 15 vạn quân sát biên giới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem