Thứ bảy, 18/05/2024

TP.HCM lập tổ triển khai dự án xây lại chung cư, dời nhà ven kênh

21/09/2022 2:27 PM (GMT+7)

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, đã có báo cáo UBND TP.HCM về việc thành lập tổ công tác triển khai các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, di dời nhà trên và ven kênh rạch…

Việc thành lập tổ công tác này được thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi.

Theo Sở Xây dựng TP, tổ công tác sẽ làm việc với các quận có nhiều nhà chung cư cũ và nhà trên kênh rạch nhằm nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để từ đó đề xuất hướng tháo gỡ, tổng hợp cơ chế, chính sách và triển khai hiệu quả ở các địa bàn còn lại.

TP.HCM lập tổ triển khai dự án xây lại chung cư, dời nhà ven kênh - Ảnh 1.

TP.HCM có khá nhiều chung cư cũ, xuống cấp sau nhiều năm khai thác... Ảnh: QH

Cụ thể, Sở Xây dựng đề xuất ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng làm tổ trưởng; ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc làm tổ phó. 

Các thành viên của tổ công tác, gồm giám đốc các Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Tư pháp cũng như chủ tịch UBND các quận, huyện có nhiều nhà chung cư cũ và nhà trên kênh rạch.

Tổ công tác có nhiệm vụ làm việc cụ thể với từng quận và tổ chức họp giao ban định kỳ hàng quý, hoặc đột xuất để theo dõi, đôn đốc tiến độ và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. 

Đồng thời, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn quận 4, 5, 6, 8, 10, Tân Bình. Di dời nhà trên và ven kênh tại quận 4, 6, 7, 8, Bình Thạnh, báo cáo UBND TP.

TP.HCM lập tổ triển khai dự án xây lại chung cư, dời nhà ven kênh - Ảnh 3.

Tổ công tác cũng kiêm nhiệm vụ liên quan đến công tác di dời nhà trên và ven kênh... Ảnh: Q.H

Tổ công tác còn nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM cơ chế, giải pháp triển khai, khả thi, đúng tiến độ các dự án cũng như chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP.HCM về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, TP.HCM có 474 chung cư cũ với 573 lô được xây dựng trước năm 1975. Qua kiểm định chất lượng, có 14 chung cư cấp D (bị hư hỏng nặng, nguy hiểm), 116 chung cư cấp C, 332 chung cư cấp B, 12 chung cư đã tháo dỡ hoặc chuyển mục đích.

Theo UBND TP.HCM, quá trình di dời, tháo dỡ và xây dựng mới chung cư cũ đang gặp nhiều vướng mắc phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ di dời, an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Thứ nhất, về bồi thường đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: UBND TP.HCM kiến nghị phương án bồi thường đối với các dự án chuyển tiếp thực hiện theo 2 bước: Nếu người đang thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước không có nhu cầu thuê lại nhà tái định cư thì hỗ trợ 60% giá trị nhà, đất; đồng thời chủ đầu tư phải nộp 40% giá trị còn lại vào ngân sách nhà nước.

Thứ hai, bồi thường cho nhà nước đối với phần diện tích sở hữu chung: UBND TP.HCM đề xuất đơn giá được tính tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường bổ sung.

Theo thống kê, vướng mắc về bồi thường nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có 9 dự án, gồm: Chung cư 23 Lý Tự Trọng, 128 Hai Bà Trưng, 289 Trần Hưng Đạo - 74 Hồ Hảo Hớn, 100 Cô Giang (quận 1), 251 Hoàng Văn Thụ, 350 Hoàng Văn Thụ ( quận Tân Bình), chung cư Tân Phước ( quận 11), chung cư Soái Kình Lâm (quận 5), chung cư Nguyễn Kim (lô K, L, M, N, O thuộc quận 10).

Ngoài ra, UBND TP.HCM đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong các trường hợp không kêu gọi được nhà đầu tư, không thể xây dựng lại chung cư ở vị trí cũ.

Hiện có 7 dự án đang gặp vướng mắc về vấn đề này, gồm: 155 - 157 Bùi Viện (quận 1), 6Bis Nguyễn Tất Thành, Trúc Giang ( quận 4), 440 Trần Hưng Đạo (quận 5), 119B Tân Hòa Đông (quận 6), 137 Lý Thường Kiệt, 149 - 151 Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình).

UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng có ý kiến theo hướng xử lý là nhà nước sẽ tổ chức di dời, bố trí tái định cư cho người dân ở các địa điểm khác bằng nguồn vốn đầu tư công; đồng thời khu đất của chung cư cũ sẽ được chuyển đổi quy hoạch và mục đích sử dụng đất để tổ chức đấu giá, thu hồi ngân sách.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.