Thứ ba, 21/05/2024

TPHCM thu hồi khu 'đất vàng' gần 1 ha cạnh Hồ Con Rùa sau nhiều sai phạm

02/01/2022 7:03 AM (GMT+7)

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã đồng ý với kết luận của Thanh tra TP và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu thu hồi khu “đất vàng” có diện tích gần 1 ha cạnh Hồ Con Rùa (số 1 Công trường Quốc tế, quận 3).

Ngày 31/12, Thanh tra TPHCM đã thông báo kết luận thanh tra dự án Trung tâm Thương mại - Văn phòng - Khách sạn tại số 1 Công trường Quốc tế, số 7 Phạm Ngọc Thạch và số 86 Nguyễn Thị Minh Khai (phường 6, quận 3) do Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Quảng trường Quốc tế (Công ty Quảng trường Quốc tế) làm chủ đầu tư.

Theo kết luận của Thanh tra TPHCM, dự án trên do 4 cổ đông góp vốn sáng lập, gồm: Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op), Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 và Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn làm chủ đầu tư trên diện tích 8.921,6 m2 đất thuê của Nhà nước.

Năm 2015, UBND TP.HCM đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư và ra quyết định cho Công ty Quảng trường Quốc tế thuê đất với thời hạn 50 năm, theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án.

TPHCM thu hồi khu 'đất vàng' gần 1 ha cạnh Hồ Con Rùa sau nhiều sai phạm - Ảnh 2.

Kết luận của Thanh tra TPHCM chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình triển khai dự án

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, Công ty Quảng trường Quốc tế và các sở, ban ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đã có nhiều sai phạm, thiếu sót.

Cụ thể: Về nguồn gốc, tính pháp lý của khu đất 8.921,6 m2 của 3 đơn vị có khác nhau. 3.093,3 m2 đất của Công ty May Sài Gòn 3 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm. 704,4 m2 đất của Công ty Vận tải biển Sài Gòn được Nhà nước giao sử dụng theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm và chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Kết luận thanh tra đã chỉ ra, tài sản trên 2 khu đất này được xác định tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Riêng 5.123,9 m2 đất và tài sản trên đất của Sawaco trả tiền thuê hàng năm và chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước).

UBND TPHCM đã chấp thuận cho Saigon Co.op hợp tác với Công ty May Sài Gòn 3, Công ty Vận tải biển Sài Gòn, Sawaco cùng sử dụng đất và thành lập Công ty Quảng trường Quốc tế để được thuê 8.921,m2 đất với thời hạn 50 năm, trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, theo Thanh tra TPHCM, do công ty Quảng trường Quốc tế thực hiện không đúng chủ trương của UBND TPHCM nên cần phải thu hồi để tránh thất thoát, lãng phí tài nguyên đất đai của Nhà nước.

Đối với việc bồi thường tài sản trên đất, kết luận của Thanh tra TPHCM xác định Công ty Quảng trường Quốc tế đã bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất với số tiền hơn 30 tỷ đồng. Trong đó: Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn hơn 2,4 tỷ đồng, Công ty May Sài Gòn 3 hơn 6,3 tỷ đồng, Sawaco hơn 4,3 tỷ đồng và 3 hộ dân hơn 17 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Thanh tra TPHCM khẳng định, tài sản vật kiến trúc trên đất của Sawaco là tài sản thuộc sở hữu nhà nước nhưng Sawaco tự thuê đơn vị tư vấn xác định để nhận tiền đền bù hơn 4,3 tỷ đồng là chưa đúng theo Quyết định ngày 28/5/2010 của UBND TP.HCM về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM.

Về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền thuê đất) với Nhà nước, kết luận thanh tra cũng chỉ ra Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM (TNMT) chưa thực hiện đầy đủ theo Quyết định của UBND TPHCM về xác định và thu tiền thuê đất của Công ty Quảng trường Quốc tế từ 2015 đến nay nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách Nhà nước. Riêng tiền thuê đất từ 30/7/2009 đến ngày 3/4/2015 là hơn 31 tỷ đồng, đến nay Công ty Quảng trường Quốc tế vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ này với nhà nước.

Công ty Quảng trường Quốc tế cho 9 đơn vị, cá nhân thuê mặt bằng với số tiền thu được (doanh thu) hơn 56 tỷ đồng khi chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vi phạm Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai 2013.

TPHCM thu hồi khu 'đất vàng' gần 1 ha cạnh Hồ Con Rùa sau nhiều sai phạm - Ảnh 4.

Khu đất vàng rộng gần 9.000 m2 toạ lạc ở vị trí đắc địa cạnh Hồ Con Rùa thuộc khu vực trung tâm TPHCM

Thanh tra TPHCM đã yêu cầu thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền thu được từ việc cho thuê mặt bằng trái quy định pháp luật, sau khi xem xét khấu trừ các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp (nếu có).

Bên cạnh đó, Thanh tra TPHCM đã kiến nghị và được Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi thống nhất giao Sở TNMT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, lập thủ tục trình UBND TPHCM thu hồi, hủy bỏ 2 Quyết định do UBND TPHCM ban hành vào tháng 7/2009 và tháng 4/2015.

Sau khi thu hồi 2 Quyết định trên, các đơn vị liên quan báo cáo tham mưu và đề xuất UBND TPHCM xử lý khu đất 8.921,6m2 nói trên theo đúng quy định.

Trường hợp Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Quảng trường Quốc tế và các đơn vị, cá nhân liên quan thực hiện không đầy đủ chỉ đạo nêu trên của UBND TPHCM (không bàn giao khu đất, không thực hiện nghĩa vụ tài chính), gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước thì báo cáo đề xuất UBND TPHCM chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra Công an TPHCM để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND TPHCM cũng thống nhất với kiến nghị của Thanh tra TPHCM về việc giao Sở Nội vụ phối hợp Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ TPHCM và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, đề xuất biện pháp xử lý đối với các tập thể, cá nhân thuộc diện thành phố quản lý có liên quan đến thiếu sót, sai phạm nói trên.

Trung tâm Thương mại – Văn phòng – Khách sạn số 1 Công trường Quốc tế có quy mô cao 25 tầng và 2 tầng hầm, diện tích xây dựng 4.560m2, diện tích sàn 78.548m2 (không kể diện tích hầm). Tổng mức đầu tư dự án là hơn 1.184 tỷ đồng (trong đó vốn tự có của Công ty Quảng trường Quốc tế là 20,2% và vốn khác là 79,8%). Thời gian thực hiện dự án từ quý 3-2014 đến quý 4 -2018.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".