Thứ ba, 21/05/2024

TP.HCM thu phí vỉa hè, lòng đường: Cần hợp lý

14/06/2023 1:00 PM (GMT+7)

Theo dự thảo, mức thu sử dụng vỉa hè để kinh doanh là 20.000-100.000 đồng/m2/tháng và mức thu sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường để trông giữ xe là 50.000-350.000 đồng/m2/tháng, tùy theo vị trí các tuyến đường.


Ngày 13-6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp với Sở Giao thông Vận tải TP.HCM tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP. Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng việc thu phí vỉa hè, lòng đường cần tính toán kỹ cả về mức phí, đối tượng thu phí, biện pháp chế tài… để làm sao hài hòa lợi ích của các bên, không gây ra xung đột, mâu thuẫn.

Mức phí cao nhất là 350.000 đồng/m2/tháng

Theo dự thảo của Sở Giao thông Vận tải TP, mức thu sử dụng vỉa hè để kinh doanh là 20.000-100.000 đồng/m2/tháng và mức thu sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường để trông giữ xe là 50.000-350.000 đồng/m2/tháng, tuỳ theo vị trí các tuyến đường.

Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP (được Sở Giao thông Vận tải TP viện dẫn trong đề án) qua bảng hỏi ý kiến người sử dụng cho thấy có một tỉ lệ nhỏ người trả lời họ biết trước các đợt kiểm tra và họ có trả tiền cho đội quản lý trật tự đô thị (1,9% số cửa hàng và 3% số hàng rong cố định).

Sở Giao thông Vận tải TP đã đưa ra năm khu vực thu phí ở nhiều vị trí khác nhau, được dựa trên việc so sánh với giá đất bình quân trong khu vực.

Với khu vực 1 (các tuyến đường có giá đất bình quân bằng hoặc cao hơn 36.812.000 đồng/m²) gồm: Các tuyến đường trung tâm dùng để trông giữ ô tô, xe máy có giá thuê 350.000 đồng/m², các tuyến đường còn lại có giá thuê 180.000 đồng/m²; đối với các hoạt động khác không dùng để trông giữ xe có giá 50.000-100.000 đồng/m2.

Tại khu vực 2 (giá đất bằng hoặc cao hơn 13.659.000 đồng/m²) gồm: Các tuyến đường trung tâm sẽ có giá thuê 100.000 đồng/m², các tuyến đường còn lại có giá thuê 70.000 đồng/m².

Đối với khu vực 3, 4 có giá thuê từ 60.000 đồng/m². Khu vực 5 có giá thuê bằng nhau ở tất cả tuyến đường 50.000 đồng/m². Ngoài ra, mức phí cho thuê lòng đường, vỉa hè cho các hoạt động khác có giá 20.000-100.000 đồng/m², tùy khu vực.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP, đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí là Sở Giao thông Vận tải TP - thu theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và một đơn vị khác được thu phí là UBND các quận, huyện được thu theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

TP.HCM thu phí vỉa hè, lòng đường: Cần hợp lý - Ảnh 1.

Vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM vẫn bị lấn chiếm, chiếm dụng rất nhiều trong thời gian qua. Ảnh: ĐT

Cân nhắc mức phí phù hợp

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Sáu, Trưởng ban Công tác mặt trận khu phố 3, phường 17, quận Bình Thạnh, cho rằng TP đang quá tải về hạ tầng cơ sở, nếu triển khai thu phí cần tính toán chính xác, hợp lý hơn và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Theo bà Sáu, khảo sát nhanh của bà với 40 trường hợp thì có tới 80% lo ngại dù chưa triển khai cho thuê mà vỉa hè đã bị lấn chiếm tràn lan, không xử lý. Vậy khi cho thuê có thể đảm bảo việc không có lấn chiếm, chiếm dụng hay không? “Người dân cũng cho rằng Luật GTĐB đã quy định vỉa hè, lòng đường chỉ sử dụng cho mục đích giao thông nên giờ thu phí sử dụng tạm thời có gây mâu thuẫn không?” - bà Sáu nói.

Ngoài ra, theo bà Sáu, người dân cho rằng mức phí như dự thảo quy định 20.000-100.000 đồng/m2/tháng là cao và chưa phù hợp với mặt bằng xã hội, cần tính toán mức phí phù hợp hơn. “TP có trên 12 triệu m2 vỉa hè, nếu chỉ cho thuê 1/4 diện tích con số đó, với giá 100.000 đồng/tháng/m2 thì TP có thể thu về hàng trăm tỉ đồng hằng tháng. Tuy nhiên, mức phí cao sẽ gây khó khăn cho người dân, rồi người bán hàng rong, chợ tự phát được quản lý ra sao? Thu phí là cần thiết nhưng có thể nảy sinh nhiều tiêu cực. Vì vậy, cần xem xét thật kỹ trước khi thông qua” - bà Sáu nói.

Bà Lê Thị Hằng, ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 4, cho rằng cần quy định lòng đường, hè phố nào được sử dụng, nếu có diện tích khác nhau thì phạm vi sử dụng là như thế nào, sau đó mới tính tới xây dựng mức phí.

“Đề án có nghiên cứu và có tính khả thi nhưng khi được ban hành cần thêm nhiều biện pháp hành chính, chế tài thì mới thực hiện được. Cụ thể như việc lập danh mục tuyến đường được thu phí, kẻ ranh vỉa hè, công khai họp dân thông báo, nên niêm yết thông báo tại tuyến đường đó luôn” - bà Hằng phân tích.

Tương tự, bà Bùi Diệu Tâm, Trưởng ban Công tác mặt trận khu phố 1, phường Bến Nghé (quận 1), cho rằng song song với thu phí thì cần đáp ứng những dịch vụ tiện ích đi kèm. TP cũng cần lưu ý những địa điểm du lịch, dịch vụ đông người, khách nội địa, khách quốc tế để quản lý vỉa hè, lòng đường tốt hơn.

“Tôi cho rằng thu phí không chỉ tăng ngân sách mà còn nhằm tăng trách nhiệm của người quản lý” - bà Tâm nói.•

Tiếp thu góp ý, phản biện

“Khi xây dựng đề án, đơn vị đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, các TP lớn trong và ngoài nước về quản lý vỉa hè, thông tin tài chính, văn hóa đô thị” - ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, lý giải.

Theo ông Lâm, về mức phí, sở đã nghiên cứu, tham khảo từ nhiều nơi và mức độ sẵn sàng chi trả của người dân TP, mức phí này hoàn toàn có căn cứ, cơ sở để trình HĐND ban hành toàn diện. “Chúng tôi sẽ tiếp thu góp ý, bổ sung quy định quản lý lòng đường, vỉa hè để làm rõ trong dự thảo hơn” - ông Lâm khẳng định.

Trong dự thảo đề án, Sở Giao thông Vận tải TP cũng thừa nhận nhiều hè phố tại TP.HCM bị lấn chiếm để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ảnh hưởng đến an toàn giao thông khi khách bộ hành phải đi dưới lòng đường chung với xe cơ giới, cản trở dòng xe lưu thông gây ra tình trạng ùn tắc trên nhiều tuyến đường.

Sở Giao thông Vận tải TP cho biết theo số liệu khảo sát tại đề tài nghiên cứu về quản lý, sử dụng hè phố TP.HCM của Viện Nghiên cứu phát triển TP, kết quả cho thấy 92% cửa hàng sử dụng hè phố để đậu xe máy cho khách hàng. Phần lớn cửa hàng sử dụng trong 1 m đến 1,5 m chiều rộng hè phố. Cứ trung bình 38 m đường có một hàng rong, đa số là hàng rong bán đồ ăn uống (69%).

Theo PLO

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Hoa hậu Ngọc Hân (Đặng Thị Ngọc Hân) được chấp thuận thôi làm Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác của cô.

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Các hãng hàng không tích cực khai thác các đường bay đến nhiều quốc gia như Singapore, Ấn Độ... để phục vụ nhu cầu hành khách, kích cầu du lịch trong cao điểm hè sắp tới.

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

Dù tâm lý tích cực chiếm ưu thế trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay, VN-Index tăng 4,47 điểm khi thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa nhưng vẫn chưa chạm đến mốc 1.280 điểm.

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Việt Nam được nhắc tới khi Hyundai và Kia phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ô tô trong bối cảnh Mỹ đánh thuế rất nặng đối với xe có xuất xứ Trung Quốc.

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Với chỉ số chuyến bay hạ cánh đúng giờ là 81,85%, Vietnam Airlines đã vào danh sách top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương.