Thứ sáu, 17/05/2024

Từ nghịch lý giá vàng cho thấy bất cập về quản lý và điều hành

08/01/2024 10:55 AM (GMT+7)

PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính), phân tích: "Việc tăng giá vàng trong nước lại không giống thế giới, hay nói đúng hơn nó đã làm lộ rõ những bất cập về quản lý và điều hành thị trường này".

Từ nghịch lý giá vàng cho thấy bất cập về quản lý và điều hành- Ảnh 1.

Thậm chí Thủ tướng Chính phủ cũng phải vào cuộc để chỉ đạo NHNN, yêu cầu không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao như thời gian qua, báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 1.

Tại sao giá vàng SJC trong nước chênh lệch cao hơn giá vàng thế giới, có thời điểm 20 triệu đồng/lượng? Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chính từ sự quản lý và kinh doanh vàng theo Nghị định 24 đã đưa đến 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, sức cầu tăng, nguồn cung hạn chế, đẩy giá vàng lên cao. Thường cuối năm là thời điểm nhu cầu mua tích trữ vàng tăng cao, nhiều người dân đã tăng mua vào, nhất là vàng miếng SJC để tích trữ. Trong khi đó nguồn cung vàng SJC hạn chế, bởi vàng SJC không được sản xuất thêm, chỉ còn ở trong dân và doanh nghiệp.

Thứ hai, trong khi các kênh đầu tư truyền thống như chứng khoán, bất động sản đang trở nên bất định, cùng với lãi suất tiết kiệm liên tục giảm sâu…thì dòng tiền tìm đến những kênh đầu tư mang tính chất phòng thủ như vàng. Điều này giúp giá vàng liên tục tăng mạnh, phá vỡ kỷ lục mọi thời đại.

Thứ ba, việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia, dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. 

Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau. Chính sách độc quyền vàng gây thiếu nguồn cung, làm cho thị trường bị đẩy nóng lên, gây bất lợi cho người tiêu dùng và nền kinh tế.

Có ý kiến cho rằng, giá vàng tăng mạnh đang tạo ra lực hấp dẫn trong các kênh đầu tư, nhất là trong thời điểm hiện nay, lãi suất tiết kiệm của ngân hàng hay đầu tư chứng khoán không còn hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển từ các kênh đầu tư khác sang vàng.

Từ nghịch lý giá vàng cho thấy bất cập về quản lý và điều hành- Ảnh 2.

Chuyên gia kinh tế Phùng Đức Tùng cho rằng việc một số nhà đầu tư chuyển sang kênh đầu tư vàng là điều dễ hiểu. Bởi giá vàng đang tạo ra những bước sóng hấp dẫn chưa từng có, khi liên tục tăng mạnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Điều đáng nói, giá vàng trong nước mang nặng tính đầu cơ và luôn cao hơn giá thế giới.

Thực tế, Nghị định 24 được đánh giá là đã đạt được mục tiêu hỗ trợ NHNN ổn định thị trường vàng, ngoại hối hơn 10 năm qua, giúp cơ quan điều hành không phải lo ngại về sự biến động thị trường vàng tác động đến thị trường ngoại tệ. Thành công của Nghị định là loại bỏ rủi ro giá vàng ra khỏi hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, sau hơn một thập niên, tình hình đã khác và có những quy định tại Nghị định 24 không còn phù hợp. Giới kinh doanh cho biết với chênh lệch giá lớn, thực trạng buôn lậu vàng về Việt Nam trở nên căng thẳng. Trong khi đó, khá nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng bạc phải thu hẹp hoạt động hay giải thể. Người tiêu dùng phải mua vàng với giá đắt trong khi thị trường khan hiếm về chủng loại và chất lượng.

Việc sửa đổi Nghị định 24 được Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam và một số chuyên gia đề xuất. Tuy vậy, quan điểm của cơ quan quản lý cho đến thời điểm này vẫn là không khuyến khích đầu cơ vàng miếng, kiên định mục tiêu chống vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế.

Thiết nghĩ những ai đang quan tâm đến việc mua, nắm giữ vàng đều nên lưu ý điều này: “Đầu cơ lướt sóng” trong điều kiện chênh lệch 2 chiều mua vào - bán ra lên tới cả chục triệu đồng mỗi lượng vàng trong thời điểm hiện tại, là rủi ro rất lớn. Đặc biệt, trường hợp vay mượn, sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao để lướt sóng, ăn chênh lệch ngắn hạn trong lúc giá vàng đã đạt trạng thái tăng nóng… rõ ràng là mạo hiểm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường ở quận 1, dự kiến thu hơn 400 triệu

Sau 1 tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè 11 tuyến đường trên địa bàn quận 1, đã có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè. Tổng số phí dự kiến (tạm tính khi người dân đăng ký) là 431.170.500 đồng.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.