Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
1. Giám đốc CDC TP Đà Nẵng
Ngày 20/6, đại diện công an, Viện Kiểm sát thành phố đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Tôn Thất Thạnh, 58 tuổi, Giám đốc CDC TP Đà Nẵng. Ông bị bắt về tội Tham ô tài sản, theo khoản 4, Điều 353 Bộ Luật Hình sự.
Theo Công an Đà Nẵng, kết quả điều tra ban đầu cho thấy trong hai năm 2020-2021, ông Tôn Thất Thạnh cùng đồng phạm đã móc nối với Công ty Việt Á nhằm tham ô số vật tư xét nghiệm Covid-19 được TP Đà Nẵng mua để phục vụ công tác phòng chống dịch.
Cụ thể, ông Thạnh đã chỉ đạo nhân viên làm giả sổ sách, chứng từ để nâng khống, chuyển hóa hàng chục nghìn mẫu gộp xét nghiệm Covid-19 thành mẫu đơn, biến hàng chục nghìn bộ kit được tài trợ thành bộ kit mua của Công ty Việt Á.
Số vật tư dôi dư sau khi "phù phép", ông Thạnh cùng đồng phạm chuyển lại cho Công ty Việt Á để chiếm đoạt số tiền với giá trị thỏa thuận. Theo xác định ban đầu của Cơ quan điều tra, giá trị tài sản bị chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng.
Đà Nẵng thuộc nhóm địa phương mua nhiều kit test, sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á, tổng giá trị 248 tỷ đồng.
Cùng về tội danh trên, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Trưởng Khoa Xét nghiệm CDC Đà Nẵng; khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Lê Thị Kim Chi - nhân viên Khoa Xét nghiệm CDC Đà Nẵng.
Ngày 17/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại CDC Khánh Hòa, Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam (VNDAT) và các công ty, đơn vị, địa phương có liên quan.
Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can đối với các ông Huỳnh Văn Dõng - Giám đốc CDC Khánh Hòa; Trần Quốc Huy - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính CDC Khánh Hòa và bà Nguyễn Thị Thúy - Giám đốc Phòng Dự án Công ty VNDAT.
Việc ông Huỳnh Văn Dõng và ông Trần Quốc Huy ký kết, thực hiện trái pháp luật 5 hợp đồng CDC Khánh Hòa mua hàng hóa của Công ty VNDAT tổng cộng 116.000 test xét nghiệm Covid-19 thông qua hình thức đấu thầu 5 gói thầu tổng trị giá hơn 14 tỷ đồng vào năm 2021.
Qua đó, Huỳnh Văn Dõng và Trần Quốc Huy được hưởng lợi số tiền gần 2 tỷ đồng; tạo điều kiện cho Công ty VNDAT thu được lợi nhuận 370%, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước số tiền gần 10 tỷ đồng.
Ngày 10/6, Công an Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Trương Quang Việt (49 tuổi), Giám đốc CDC Hà Nội và một kế toán trưởng CDC Hà Nội để điều tra về hành vi vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra xác định CDC Hà Nội đã đưa các tính năng kỹ thuật sản phẩm bộ xét nghiệm của Việt Á vào hồ sơ mời thầu để đảm bảo chỉ có Việt Á trúng thầu, đã vi phạm quy định của pháp luật về đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
Hành vi này gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 9 tỉ đồng. Sau khi được thanh toán tiền 2 gói thầu, Công ty Việt Á đã chuyển lại cho kế toán trưởng của CDC Hà Nội số tiền ngoài hợp đồng hơn 1 tỉ đồng.
Đáng nói là, trước khi bị bắt, ông Trương Quang Việt từng khẳng định với báo chí rằng đơn vị mình không mua một bộ xét nghiệm nào của Công ty Việt Á.
Ông Việt mới được bổ nhiệm làm Giám đốc CDC Hà Nội từ tháng 6/2020, thay cho ông Nguyễn Nhật Cảm, cựu Giám đốc CDC Hà Nội cũng đã bị bắt và bị TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt 10 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trưa 27/5, ông Trịnh Quang Trí, Giám đốc CDC tỉnh Đắk Lắk; Trần Thanh Mỹ, Trưởng phòng Tài chính - kế toán CDC và Trần Thị Nguyên Hằng, nhân viên khoa xét nghiệm, bị Công an tỉnh Đắk Lắk bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Ông Đặng Minh Tuyết (Phó trưởng khoa xét nghiệm), Trần Thị Mai Anh (nhân viên khoa dược) và Đinh Lê Lê Na (nhân viên kinh doanh của Công ty Việt Á tại Đắk Lắk và Tây Nguyên) bị khởi tố về cùng tội danh, được tại ngoại.
Theo Cơ quan điều tra, từ tháng 7/2020 đến tháng 11/2021, CDC Đắk Lắk đã tạm ứng 87.497 kit test Covid-19 của một số công ty. Sau đó, các cá nhân thuộc CDC Đắk Lắk đã hợp thức hóa hồ sơ bằng 4 gói thầu mua sắm rồi thanh toán hơn 13 tỷ đồng cho Công ty Việt Á và một số công ty khác.
Việc mua sắm, thanh toán với đơn giá cao hơn nhiều so với giá thành chi phí sản xuất thực tế của Công ty Việt Á, gây thiệt hại tài sản của nhà nước hơn 6 tỷ đồng.
Trong đó, khi CDC Đắk Lắk thanh toán, Việt Á đã chuyển cho bà Đinh Lê Lê Na (nhân viên kinh doanh của công ty này tại Đắk Lắk và Tây Nguyên) để chi cho các cá nhân tại CDC Đắk Lắk với tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Cụ thể, chi cho ông Trịnh Quang Trí hơn 1,32 tỉ đồng, chi cho ông Trần Thanh Mỹ (Trưởng phòng Tài chính - Kế toán) hơn 240 triệu đồng, ông Đặng Minh Tuyết (Phó khoa xét nghiệm) 81 triệu đồng và bà Trần Thị Nguyên Hằng (nhân viên khoa xét nghiệm) hơn 1,36 tỷ đồng.
5. Nguyên Giám đốc CDC tỉnh Trà Vinh
Ngày 25/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh đã bắt tạm giam 4 bị can để iều tra về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Trà Vinh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thuộc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh.
Các đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam, gồm: Trần Đắc Thanh (SN 1972, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh); Nguyễn Văn Lơ (SN 1961, nguyên Giám đốc CDC Trà Vinh); Lê Văn Thanh (SN 1965, Phó Trưởng khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh thuộc CDC Trà Vinh) và Nguyễn Văn Truyền (SN 1973, chuyên viên Phòng nghiệp vụ dược Sở Y tế tỉnh Trà Vinh).
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm 2021 đến năm 2022, cả 4 bị can đã phối hợp với Công ty Việt Á thực hiện 8 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế, kít xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư y tế tiêu hao phục vụ công tác phòng, chống COVID-19 (tương ứng với 8 hợp đồng), với tổng số tiền hơn 36 tỷ đồng. Trong đó Công ty Việt Á ký với Sở Y tế Trà Vinh 5 gói thầu và ký với CDC Trà Vinh là 3 gói thầu.
Quá trình thực hiện 8 gói thầu, các bị can đã có hành vi hợp thức hóa thủ tục đấu thầu gây thiệt hại khoảng 7,6 tỷ đồng. Cụ thể tại Sở Y tế tỉnh Trà Vinh khoảng 6,9 tỷ đồng và tại CDC tỉnh Trà Vinh khoảng 0,7 tỷ đồng.
Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đã khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Trần Văn Hai (SN 1963), Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp (CDC Đồng Tháp) và Nguyễn Thị Lệ Ngọc (SN 1983), Phó trưởng khoa xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng để điều tra liên quan đến các gói thầu của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Theo tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp về Kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống Covid-19, trong đó có việc mua sắm kit xét nghiệm của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Theo kết quả thanh tra, tổng giá trị hợp đồng mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm của các đơn vị năm 2020 và 2021 là hơn 742 tỷ đồng, trong đó có sinh phẩm xét nghiệm gần 306 tỷ đồng và kit xét nghiệm gần 170 tỷ đồng.
Riêng đối với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã mua sắm 10 gói thầu với giá trị hợp đồng hơn 233 tỷ đồng; giá trị thực tế mua sắm là hơn 197 tỷ đồng; đã thanh toán gần 157 tỷ đồng, hơn 40,6 tỷ đồng chưa thanh toán.
7. Giám đốc CDC tỉnh tỉnh Hà Giang
Ngày 11/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang (CDC Hà Giang); khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với bị can Nguyễn Trần Tuấn (SN 1971), Giám đốc CDC Hà Giang và 2 thuộc cấp vì có hành vi nhận hối lộ, được quy định tại khoản 4, Điều 354, Bộ luật Hình sự.
Theo tài liệu của Cơ quan chức năng, các bị can đã nhận hối lộ của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á với số tiền hàng tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này cả 3 bị can đã nộp cho Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hà Giang.
8. Cựu Giám đốc CDC tỉnh Hậu Giang
Cũng trong ngày 11/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hậu Giang đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, bắt bị can, lệnh tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Văn Lành - cựu giám đốc CDC Hậu Giang - vì hành vi “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3, điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015.
Hai thuộc cấp là trưởng khoa của đơn vị này là Huỳnh Thị Hồng Đoan và Hà Tấn Bình Đẳng cũng bị bắt. 3 bị can trên bị bắt do vi phạm đối với các gói thầu mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 liên quan Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Trước đó 1 ngày, ông Nguyễn Văn Lành bị cách chức Bí thư đảng uỷ bộ phận và Giám đốc CDC tỉnh do để người Công ty Việt Á đến nhà tặng quà, trong đó có 450 triệu đồng.
Quyết định kỷ luật ông Lành được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ và Sở Y tế Hậu Giang đưa ra ngày 10/5. Ông Lành bị cho "vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng".
Tuy nhiên, ông Lành khẳng định "ngoài lần đó ra, bản thân tôi không nhận bất cứ thứ gì của Công ty Việt Á".
9. Giám đốc CDC tỉnh Nam Định
Ngày 25/4, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này thi hành các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 5 cán bộ thuộc CDC Nam Định về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản".
Các bị can bị khởi tố và bắt giam, gồm: Đỗ Đức Lưu, Giám đốc CDC Nam Định; Vũ Ngọc Tuyên, Kế toán trưởng; Phạm Thị Nga, Trưởng khoa Dược - Vật tư y tế; Vũ Khánh Vân, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ và Vũ Thị Ngọc Thanh, Phó Trưởng khoa xét nghiệm. Trong ảnh: Bị can Đỗ Đức Lưu- Giám đốc CDC Nam Định.
Kết quả điều tra ban đầu xác định trong năm 2020 và 2021, CDC Nam Định đã ký 5 hợp đồng mua kit test xét nghiệm của Công ty Việt Á. Sau đó, Công ty Việt Á đã trích phần trăm "hoa hồng" ngoài hợp đồng chỉ định thầu kit xét nghiệm cho CDC Nam Định với số tiền hơn 3,1 tỉ đồng.
Ngoài ra, nhân viên CDC Nam Định đã có hành vi chiếm đoạt số kit xét nghiệm của nhà nước "bán" cho Công ty Việt Á để trục lợi với số tiền 800 triệu đồng.
Trước đó, ông Lưu cũng khẳng định với báo chí "không nhận một đồng hoa hồng nào từ Công ty Việt Á".
10. Giám đốc CDC tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày 19/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thừa Thiên - Huế ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hoàng Văn Đức (52 tuổi, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Thừa Thiên - Huế) và Hà Thúc Nhật (39 tuổi, Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính kế toán đơn vị này) tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, cơ quan điều tra phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị, vật tư hóa chất, quần áo bảo hộ phòng, chống dịch diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Quá trình xác minh, lực lượng công an phát hiện Đức và Nhật vì vụ lợi dẫn đến vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước. Khám xét tại nhà của hai người này, lực lượng công an thu giữ nhiều tài liệu, tiền mặt liên đến vụ án.
Ông Đức trước đó cũng khẳng định như "đinh đóng cột" với báo chí rằng: "Đời ông chẳng bao giờ ngĩ đến "hoa hồng", "không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào".
11. Giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang
Ngày 21/1 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lâm Văn Tuấn - Giám đốc CDC Bắc Giang - để điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả điều tra ban đầu xác định bị can Tuấn đã có hành vi thông đồng, cấu kết với bị can Huy Văn và tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt thực hiện các hành vi trái pháp luật khi tổ chức đấu thầu mua kit xét nghiệm Covid-19 do công ty này sản xuất.
Bước đầu, công an xác định ông Lâm Văn Tuấn đã có hành vi thông đồng, cấu kết với bị can Phan Huy Văn, Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á) và những người liên quan trong việc tổ chức đấu thầu mua kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất, với tổng giá trị hơn 148 tỉ đồng.
Đặc biệt, hai bị can Phan Huy Văn và Phan Thị Khánh Vân còn thỏa thuận, nhận trên 44 tỉ đồng tiền % ngoài hợp đồng do Công ty Việt Á chuyển. Số tiền này, Phan Thị Khánh Vân đã chi một phần tiền cho bị can Lâm Văn Tuấn.
Đáng chú ý, cũng giống với lãnh đạo một số CDC, trước khi bị áp dụng các biện pháp tố tụng, ông Tuấn từng khẳng định mình hoàn toàn trong sạch.
12. Giám đốc CDC tỉnh Nghệ An
Ngày 31/12/2021, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 6 bị can để điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị can bị khởi tố gồm: Ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc CDC Nghệ An, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm - Kế Toán trưởng CDC Nghệ An,
Trước khi bị Bộ Công an triệu tập, ông Nguyễn Văn Định vẫn luôn khẳng định với báo chí rằng mình làm đúng quy định, phủ nhận lời khai chi tiền "lại quả" cho CDC Nghệ An của một số cán bộ Công ty Việt Á.
13. Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương
Cùng ngày 31/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến vụ nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 của công ty Việt Á.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn xác định một số lãnh đạo, cán bộ CDC tỉnh Bình Dương gồm: Nguyễn Thành Danh - Giám đốc CDC Bình Dương; Trần Thanh Phong - Phó phòng Tài chính Kế toán CDC Bình Dương; Lê Thị Hồng Xuyên - nguyên Phụ trách Phòng Thí nghiệm CDC Bình Dương; Tiêu Quốc Cường - Kế toán trưởng, Phó phòng Tài chính Sở Y tế Bình Dương đã thông đồng, câu kết với Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan thuộc Công ty Việt Á, Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam (Công ty VNDAT) vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua vật tư phòng, chống dịch Covid-19, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Được biết, Nguyễn Thành Danh - Giám đốc CDC Bình Dương đã có ít nhất 4 quyết định phê duyệt Công ty Việt Á trúng chỉ định thầu các gói bán mua vật tư y tế lên tới trên 40 tỷ đồng việc cung cấp 72.000 kít xét nghiệm COVID-19 do chính Công ty Việt Á sản xuất và 10.000 kít của Mỹ sản xuất. Bên cạnh đó, Nguyễn Thành Danh cũng là người đã tham mưu nhiều gói mua sắm vật tư trong lúc cấp bách phòng dịch để Sở Y tế Bình Dương trình UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.
14. Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương
Ngày 18/12/2021 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Nhận hối lộ".
Bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán Kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiền % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến , Giám đốc CDC Hải Dương số tiền gần 30 tỷ đồng.
Sau 6 tháng điều tra hàng loạt sai phạm liên quan Công ty Việt Á, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố hơn 60 người. Trong đó có cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng hàng loạt Vụ trưởng thuộc Bộ Y tế, Giám đốc CDC, cán bộ Sở Y tế các tỉnh, TP.
Kết quả điều tra bước đầu xác định ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit test Covid-19 lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo lời khai của bị can Việt, số tiền chi "hoa hồng" cho các "đối tác" là gần 800 tỷ đồng.
Liên quan đến Việt Á, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng cũng khởi tố một vụ án khác, bắt hai sĩ quan Thượng tá Hồ Anh Sơn (Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu kit test Covid-19) và đại tá Nguyễn Văn Hiệu (Trưởng phòng Trang bị, Vật tư, Học viện Quân y) bị bắt với cáo buộc có sai phạm liên quan vụ án Việt Á.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.