Ông Lương Ngọc Khuê đã thay mặt lãnh đạo Bộ gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình các cháu bé đã không may tử vong. “Quan điểm của bộ y tế là hết sức nghiêm túc xem xét trên cơ sở khoa học khách quan toàn bộ vụ việc. Bộ đã đình chỉ hoạt động của chương trình phẫu thuật nụ cười ” – Ông Khuê nói.
Ngưng hô hấp khi chuyển viện
Ông Nguyễn Bá Hành – Giám đốc BV 87 cho biết, sau khi tai biến xảy ra, BV đã họp với các bác sỹ gây mê, ê kíp mổ và xác định sơ bộ ban đầu là tai biến từ khâu gây mê và do thuốc. Nhưng do thuốc gì thì chưa thể xác định được. Còn bác sĩ Phạm Văn Ái – Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ phẫu thuật nụ cười Hà Nội OSCA (Trung tâm OSCA) cho biết:
Khi tai biến xảy ra ở trường hợp thứ nhất, chúng tôi nghĩ có thể do máy gây mê nên đã thay máy gây mê. Nhưng lại xảy ra tai biến với cháu thứ 2 thì chúng tôi đã đình chỉ bàn mổ thứ nhất. Bàn thứ 2 vẫn phẫu thuật theo kế hoạch và ở bàn này xảy ra tai biến ca thứ 3. Trong khi cấp cứu 3 cháu tai biến thì các ca khác vẫn mổ cho các cháu cho đến khi đình chỉ.
Bác sĩ Biện Thị Nga – Phó Trưởng khoa Nhi Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa cho biết: Cả ba cháu khi chuyển đến Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa đều có tình trạng giống nhau là đã ngưng tuần hoàn hô hấp và được cho thuốc, đặt nội khí quản, bơm bóng để duy trì hô hấp.
Bệnh viện đã huy động toàn lực nhưng các cháu rất là nặng, dùng thuốc để duy trì thôi chứ không thể khỏi, các cháu lần lượt phải ra đi. “Ba cháu có tình trạng như nhau. Trong đó có hai cháu mới gây mê và đặt nội khí quản thôi đã bị ta biến nên khoa hướng tới khả năng tai biến do gây mê” – Bác sĩ Nga nêu quan điểm.
Một bác sỹ không có hồ sơ
Tiến sĩ Lê Tấn Phùng – Trưởng phòng nghiệp vụ y Sở Y tế Khánh Hòa báo cáo: Trước khi cho phép OSCA thực hiện chương trình, Sở đã yêu cầu cung cấp chứng chỉ hành nghề của ê kíp phẫu thuật và văn bản đồng ý của Bệnh viện 87 và OSCA đã thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, khi thực hiện thì trong ê kip mổ có một bác sĩ là bác sĩ Lê Quốc Ân không có tên trong danh sách, không có hồ sơ, không có chứng chỉ hành nghề.
“Hiện OSCA đã có báo cáo theo yêu cầu nhưng báo cáo chưa đạt yêu cầu, không báo cáo quy trình gây mê và quy trình phẫu thuật, danh sách bệnh nhân và tên các bác bác sĩ gây mê, phẫu thuật” - Tiến sĩ Phùng nói.
Cũng theo Tiến sỹ Phùng, Cơ quan CSĐT đã vào cuộc, pháp y đã lên nhà cháu Pi Năng Tuấn Hữu (người Rắc Lây) để thuyết phục khai quật mổ khám nghiệm tử thi nhưng gia đình không đồng ý.
Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi của đoàn làm việc Bộ y tế, bác sỹ Ái cho biết đoàn có 2 phẫu thuật viên, một số bác sĩ phụ giúp phụ mổ, 2 bác sĩ gây mê, 2 kỹ thuật viên gây mê chuyên cho trẻ em.
Kết thúc buổi làm việc, ông Lương Ngọc Khuê kết luận: Tôi có gần 30 năm trong ngành đây là lần đầu tiên có tai biến như thế này trong ngành y tế Việt Nam. Nhận định ban đầu là tai biến do khâu gây mê, đây là tai biến rất lạ.
Tuy nhiên, cũng có thể các cháu vốn bị dị tật (sứt môi hở hàm ếch) có thể có những dị tật ở các bộ phận khác của cơ thể nên dễ bị sốc thuốc. Ở đây chưa thể kết luận vì phải nghiên cứu kỹ.
Bộ đề nghị bệnh viện đầu ngành sẵn sàng hợp tác, có ý kiến tham mưu khoa học và khách quan, nếu không thỏa đáng, Bộ sẽ đứng ra thành lập hội đồng để tìm rõ nguyên nhân”. Sau buổi làm việc, đoàn công tác đã đến hiện trường tại Bệnh viện 87 và thăm gia đình các cháu tử vong.
Khi tai biến xảy ra ở trường hợp thứ nhất, chúng tôi nghĩ có thể do máy gây mê nên đã thay máy gây mê. Nhưng lại xảy ra tai biến với cháu thứ 2 thì chúng tôi đã đình chỉ bàn mổ thứ nhất. Bàn thứ 2 vẫn phẫu thuật theo kế hoạch và ở bàn này xảy ra tai biến ca thứ 3.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.