dd/mm/yyyy

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào?

Sáng nay 14/3, Viện Chăn nuôi Quốc gia đã công bố kết quả nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng cấy chuyển nhân tế bào soma”. Theo đó, 4 chú lợn Ỉ đầu tiên đã được nhân bản thành công vào ngày 10/3 vừa qua từ mẫu mô tai sau 3,5 năm nghiên cứu ròng rã của các nhà khoa học.

Dự buổi công bố kết quả này, có Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến.

4 con lợn Ỉ được tạo ra mà không cần tinh trùng, trứng, không cần đến quá trình giao phối hay thụ tinh nhân tạo. Vậy quy trình nhân bản 4 con lợn Ỉ này được thực hiện như thế nào?

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 1.

Từ tháng 7 năm 2017, đề tài “nghiên cứu tạo lợn Ỉ nhân bản bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma” được triển khai thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm và Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Thuỵ Phương. Để hoàn thiện quy trình này và nhân bản thành công, các nhà khoa học đã phải mất hơn 3,5 năm nghiên cứu, thử nghiệm.

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 2.

Đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, cách đây hơn 4 năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa 4 cá thể lợn Ỉ còn sót lại về và giao Công ty Lợn hạt nhân Dabaco nuôi dưỡng, bảo vệ tại Bắc Ninh. Tuy nhiên, khả năng sinh sản tự nhiên của lợn rất hạn chế, vì thế các nhà khoa học đã tiến hành việc nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma”. Theo đó, các nhà khoa học đã lấy mẫu từ mô tai con lợn Ỉ thuần chủng để làm "vật liệu" chọn, tạo phôi.

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 3.

Quy trình nghiên cứu nhân bản giống lợn Ỉ đã trải qua 3,5 năm nghiên cứu. Có những lúc khó khăn, các nhà khoa học tưởng chừng như phải "buông xuôi" vì khó khăn, nhất là dịch tả lợn châu Phi đã tác động rất lớn đến quá trình nghiên cứu. TS. Phạm Doãn Lân- Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia là người làm chủ đề tài nghiên cứu này.

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 4.

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 5.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: "Sự kiện nhân bản thành công lợn Ỉ bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma mô tai bằng đánh dấu 1 bước ngoặt quan trọng, góp phần vào thành tựu phục vụ cho ngành chăn nuôi nói riêng và nền nông nghiệp của đất nước".

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 6.

Toàn bộ quy trình cấy chuyển phôi lợn

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 7.

Sau đó, phôi lợn được cấy vào một con lợn bình thường khác để nhờ "mang thai hộ". Như vậy, có thể nói đây là một kỹ thuật chưa từng có ở Việt Nam trước đây, bởi thông thường để tạo giống lợn, lợn cần phải được thụ tinh bằng giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo, song "vật liệu" để tạo lợn lần này không phải là tinh trùng, cũng không cần trứng từ con nái, mà là từ... tai của một cá thể lợn khác.

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 8.

Một trong bốn "chú" lợn Ỉ đầu tiên được nhân bản với vật liệu "sinh sản" là tai của chính con lợn khác đã mở ra một triển vọng rất lớn trong việc duy trì, bảo tồn giống lợn bản địa quý hiếm và có thể là cả các giống động vật quý hiếm khác trong tương lai.

4 con lợn Ỉ được nhân bản từ tai lợn như thế nào? - Ảnh 9.

4 con lợn Ỉ đầu tiên chào đời khỏe mạnh và đang được nuôi dưỡng nghiêm ngặt tại Viện Chăn nuôi quốc gia. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đã có những lúc công trình này gặp rất nhiều khó khăn, một số con lợn đầu tiên được cấy phôi để "mang thai hộ" song lợn không đẻ. Hiện đang có 2 con lợn mẹ "mang thai hộ" khác cũng đã có chửa được 2 tháng và dự sắp tới sẽ còn tiếp tục có thêm nhiều con lợn Ỉ được nhân bản thành công.

 

Ngọc Lê