Cụ thể, từ tháng 7 đến tháng 10/2019, Bộ trưởng bộ Tư pháp đã thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ để trình Chủ tịch nước giải quyết 1.390 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam, 645 trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam và 2 trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Bộ Tư pháp cũng đã báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 640 trường hợp.
Tính đến ngày 31/10/2019, cả nước đã đăng ký khai sinh mới cho trên 4,8 triệu trường hợp, cấp số định danh cho gần 2,9 triệu trường hợp.
Liên quan đến công tác thi hành án dân sự, hành chính, bộ Tư pháp cho biết, trong bối cảnh số việc và tiền thụ lý tiếp tục tăng so với năm 2018, tăng 3,99% tương đương với trên 65,5 nghìn tỷ đồng, các cơ quan thi hành án dân sự đã nỗ lực thi hành vượt chỉ tiêu đã đề ra.
Đại diện Văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, thừa uỷ quyền đã giải quyết cho 1390 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam
Đến nay đã thi hành xong tăng trên 18.207 tỷ đồng (tăng gần 53%). Số tuyệt đối thi hành cả về việc, về tiền đều tăng so với năm 2018, số việc thi hành xong tăng trên 8.100 việc, số tiền thi hành xong tăng trên 18.207 tỷ đồng.
Theo Phó Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Trần Quốc Hoàn, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục tập trung giải quyết các vụ việc thi hành án trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp và các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng.
Ngoài ra, yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định về thi hành án dân sự liên quan đến khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Trong lĩnh vực của mình, Bộ đã kiểm tra theo thẩm quyền đối với hơn 801 văn bản, bao gồm 36 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, 765 văn bản của địa phương.
Bộ cũng đã kiến nghị xử lý đối với một số văn bản trái pháp luật về thể thức, kĩ thuật trình bày, nội dung, thẩm quyền…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.