Chân dung là phải cụ thể, rõ nét. Chân dung người nông dân trong thời kỳ CNH-HĐH và thời kỳ hội nhập, tôi thấy nổi bật lên 5 đặc điểm đó là: Đông nhất; hy sinh, đóng góp nhiều nhất; nghèo nhất; được hưởng lợi ít nhất và nhiều bức xúc nhất. Liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách phần lớn là ND, cũng không ai hơn ND về cái nghèo… Chúng ta mong muốn phác họa được mẫu hình ND thời kỳ CNH-HĐH và thời kỳ hội nhập.
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường phát biểu tại Hội thảo.
Vậy yêu cầu cần và đủ đối với chân dung người ND để thực hiện được vai trò chủ thể là gì? Theo tôi, chân dung người ND thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập phải có 9 đặc điểm sau:
Phải có trình độ công nghệ ở 1 mức độ nhất định chứ không thể như hiện nay là sản xuất theo kinh nghiệm, thói quen. Phải thạo nghề, trình độ nghề. Muốn thế thì ND phải được đào tạo. Phải có kiến thức sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường, chứ như hiện nay còn nặng về tự cấp, tự túc.
Phải có kỹ năng sử dụng công cụ, phương tiện cơ giới hóa, tin học hóa vào sản xuất, nếu không thì khó tăng năng suất, chất lượng nông sản phẩm. Biết gìn giữ, phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa. Văn hóa Việt Nam, những giá trị văn hóa Việt Nam phần lớn ở nông thôn. Biết kết hợp phát huy, kết hợp giữa truyền thống cần cù với liên kết sản xuất.
Nông dân Việt Nam chia sẻ, đùm bọc thì dễ nhưng liên kết thì khó. Nông dân phải biết liên kết hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Phải biết bảo vệ môi trường. Phải có tình cảm trong sáng, tình đoàn kết cộng đồng cao.
Nhưng làm thế nào để người ND có 9 đặc điểm đó, để ND có thể chủ trì? Ai đứng ra làm được điều đó? Rất khó, phải có phương thức, phương pháp, trọng tâm, trọng điểm, quyết liệt. Không nên để tình trạng như vừa qua là mục tiêu đề ra cao, đầu tư thì chưa đủ còn chính sách thì nửa vời…
Phương Đông (ghi) (Phương Đông (ghi))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.