Ấn Độ chính thức điều tra ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam

Thanh Phong Thứ tư, ngày 30/09/2020 15:43 PM (GMT+7)
Mới đây, Bộ Thương mại Ấn Độ đã phát đi thông báo chính thức điều tra mặt hàng ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam, Malaysia, Thái Lan về hành vi bán phá giá.
Bình luận 0

Cụ thể, cuộc điều tra do Tổng vụ Phòng vệ Thương mại Ấn Độ, cơ quan điều tra của Bộ này tiến hành. Theo đó, nếu kết luận điều tra xác minh được hành vi bán phá giá, ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam, Malaysia, Thái Lan phải đối mặt với thuế chống trợ cấp.

Cuộc điều tra dựa trên cơ sở dữ liệu nhập khẩu ống đồng từ ngày 1/4/2019 đến ngày 31/3/2020. Ngoài ra, cũng theo thông tin từ bộ Thương mại Ấn Độ, cơ quan này cũng đã nhận được số liệu nhập khẩu của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa thuộc đối tượng bị điều tra trong 4 năm qua.

Số liệu của Hải quan Ấn Độ cho thấy, sự gia tăng nhập khẩu chủ yếu từ 3 nước Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Ấn Độ.

Ấn Độ chính thức điều tra ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam - Ảnh 1.

Sản phẩm ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam liên tục bị các nước điều tra chống bán phá giá thời gian qua.

Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, sản phẩm ống đồng Việt Nam bị cáo buộc phá giá với biên độ lên đến 111,82%. Giai đoạn điều tra được tính từ 1/10/2019 đến 31/3/2020. Số liệu DOC ghi nhận, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị điều tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2019 đạt 146 triệu USD.

Sau động thái trên, đại diện Cục Phòng vệ thương mại thông tin, DOC sẽ quyết định lựa chọn bị đơn bắt buộc trong vòng 20 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng điều tra. Sau khi lựa chọn bị đơn bắt buộc, DOC sẽ gửi bản câu hỏi đầy đủ và thời hạn các bên trả lời trong vòng 30 ngày.

Được biết, theo quy định của Hoa Kỳ, DOC sẽ sử dụng dữ liệu sẵn có (thường là bất lợi với nhà xuất khẩu) để đưa ra kết luận trong trường hợp không nhận được thông tin trả lời đầy đủ và đúng hạn từ các doanh nghiệp có liên quan.

Theo đó, quy định trên áp dụng trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình điều tra, doanh nghiệp không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ đều bị. Dự kiến, DOC có thể ban hành kết luận sơ bộ và áp dụng biện pháp tạm thời vào khoảng tháng 12/2020.

Trước Ấn Độ, vào ngày 22/7, Cục Phòng vệ thương mại cũng đã xác nhận Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng có xuất xứ từ Việt Nam, với biên độ phá giá cáo buộc lên đến 111,82%. Giai đoạn điều tra được tính từ 1/10/2019 đến 31/3/2020. 

 Theo số liệu DOC ghi nhận, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị điều tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2019 đạt 146 triệu USD. Cục Phòng vệ thương mại cho biết DOC sẽ quyết định lựa chọn bị đơn bắt buộc trong vòng 20 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng điều tra. Sau khi lựa chọn bị đơn bắt buộc, DOC sẽ gửi bản câu hỏi đầy đủ và thời hạn các bên trả lời trong vòng 30 ngày. 

Trong khi theo quy định của Hoa Kỳ, trong trường hợp không nhận được thông tin trả lời đầy đủ và đúng hạn từ các doanh nghiệp có liên quan trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình điều tra, doanh nghiệp không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ đều bị DOC sẽ sử dụng dữ liệu sẵn có (thường là bất lợi với nhà xuất khẩu) để đưa ra kết luận.

Dự kiến, DOC có thể ban hành kết luận sơ bộ và áp dụng biện pháp tạm thời vào khoảng tháng 12/2020. Sản phẩm ống đồng cũng là mặt hàng thứ 5 bị Mỹ kiện phòng vệ thương mại đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tính từ đầu năm đến nay.

Thời gian gần đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam liên tục phải hứng chịu các vụ kiện liên quan đến phòng vệ thương mại. Bình luận về vấn đề này, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS Nguyễn Ngọc Hà, giảng viên Khoa Luật, trường Đại học Ngoại Thương nhấn mạnh, Việt Nam khó có thể tránh được các vụ kiện về phòng vệ thương mại, có chăng chỉ là hạn chế mà thôi.

"Có thể thấy một trong những lý do chính của việc hàng hóa Việt Nam là đối tượng của nhiều vụ việc về phòng vệ thương mại trong thời gian qua là việc Việt Nam gia tăng xuất khẩu của mình, với hàng hóa có giá rẻ nhờ vào những điều kiện thuận lợi ở trong nước.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa được một số đối tác quan trọng như Hoa Kỳ và EU công nhận có nền kinh tế thị trường, nên tiếp tục gặp bất lợi trong các vụ kiện về phòng vệ thương mại do các đối tác này tiến hành", ông Hà nhấn mạnh.

Vì sao gỗ dán Việt Nam bị Mỹ điều tra?
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem