An Giang: Hội làm “bà đỡ”, nông dân yên tâm làm giàu

Thu Hà Chủ nhật, ngày 17/02/2019 07:30 AM (GMT+7)
Những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh An Giang đã tích cực, chủ động hỗ trợ hội viên, ND sản xuất theo chuỗi với hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa ND, tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp. Báo NTNN trao đổi với ông Châu Văn Ly - Chủ tịch Hội ND tỉnh An Giang xung quanh hình thức hợp tác này.
Bình luận 0

Xin ông cho biết, thời gian qua Hội ND tỉnh An Giang đã có vai trò gì trong việc hỗ trợ ND tham gia các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị?

Để xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị (gắn sản xuất với chế biến, kinh doanh và tiêu thụ nông sản), các cấp Hội ND tỉnh An Giang xác định một trong những việc cần làm là phải tổ chức hiệu quả các mô hình kinh tế hợp tác. Trong 5 năm 2013 – 2018, Hội ND tỉnh đã ban hành 1 đề án, 5 kế hoạch về xây dựng củng cố, nâng cao chất lượng các mô hình hợp tác sản xuất.

Trong 5 năm, các cấp Hội ND tỉnh An Giang đã củng cố, sáp nhập trên 350 THT, thành lập mới từ 377 THT; đề xuất củng cố, giải thể 20 HTX yếu kém, thành lập mới 13 HTX; nâng tổng số THT của tỉnh lên 864 tổ và 125 HTX nông nghiệp - thủy sản. Hầu hết các HTX đang hoạt động đều chuyển đổi theo Luật HTX, doanh thu bình quân các hợp tác xã là 4,5 tỷ đồng trên năm. Tổng diện tích đất sản xuất tham gia vào tổ hợp tác và HTX là 184.360ha đạt tỷ lệ 72,44% tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh (254.486ha).

img

  Sản phẩm xoài cát Hòa Lộc của THT Trồng xoài xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang có đầu ra ổn định. ảnh: Minh Hiển

Thông qua các mô hình này, Hội đã hỗ trợ, kết nối giúp ND ký kết với doanh nghiệp hợp đồng cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản với diện tích tăng dần hàng năm. Từ hơn 10.000ha của năm 2013 lên 49.146ha năm 2017 với 49 doanh nghiệp tham gia. Vụ đông xuân năm 2018 có 20 doanh nghiệp đăng ký liên kết diện tích 23.300ha, trong đó riêng 4 doanh nghiệp do Hội ND tỉnh trực tiếp ký kết diện tích trên 17.000ha lúa và trên 1.500ha rau màu mỗi năm ở 510 lượt THT, HTX. Tiêu biểu là Chương trình hợp tác sản xuất lúa Nhật với Công ty ANGIMEX - KITOKU trong 5 năm đã đạt trên 17.500ha, góp phần nâng cao lợi nhuận của nông dân từ 35 – 40% mỗi vụ.

- Được biết thời gian qua, Hội ND tỉnh còn rất sáng tạo với việc chọn nhân tố “nông dân giỏi” để xây dựng hiệu quả 

Hội  sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ tín dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các THT và HTX tham gia mô hình liên kết theo chuỗi giá trị”
 ông Châu Văn Ly

các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Xin ông chia sẻ thêm về cách làm này?

Nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi là lực lượng luôn đi đầu trong sáng tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật và tham gia phát triển kinh tế hợp tác. Chính vì vậy, thông qua phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, Hội đã lựa chọn các nông dân giỏi tiêu biểu để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển lên thành doanh nghiệp ở nông thôn.

Nông dân SXKD giỏi ở An Giang ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt trong xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã; tạo chuyển biến lớn cả về chất lẫn về lượng trong các phong trào hành động cách mạng ở địa phương. Cụ thể: có trên 32.000ha sản xuất lúa kém hiệu quả và đất vườn tạp được nông dân hưởng ứng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển sang trồng rau màu, làm vườn cây ăn trái và chăn nuôi. Thu nhập nông dân giỏi các cấp tăng gấp 2 lần so 2013, trong đó có trên 1.116 hộ doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng năm, nhiều hộ đạt trên 20 tỷ đồng năm.

Các nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cũng nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật, hình thành 40 mô hình tổ, nhóm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; trên 30 THT và HTX trồng xoài, trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, THT trồng lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ và quy trình PGS, 1 câu lạc bộ sáng tạo kỹ thuật cấp huyện với trên 50 thành viên, 1 câu lạc bộ doanh nhân nông thôn cấp tỉnh với 895 thành viên...

- Năm 2019, Hội ND tỉnh đã có phương hướng, kế hoạch để nhân rộng cũng như nâng cao chất lượng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị thưa ông?

Năm 2019, Hội ND tỉnh tiếp tục triển khai các chương trình đã ký với với các doanh nghiệp thực hiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Hội cũng tiếp tục vận động nông dân SXKD giỏi làm nòng cốt xây dựng THT, HTX trong nông nghiệp. Cụ thể: Tới đây, Hội sẽ cố gắng tất cả phường, xã, thị trấn đều có câu lạc bộ ND giỏi, mỗi huyện đều có câu lạc bộ sáng tạo kỹ thuật, mỗi huyện đều có từ 1 - 2 mô hình hoặc sản phẩm tiêu biểu có nhãn hiệu, thương hiệu gắn với thế mạnh địa phương, được Hội hỗ trợ quảng bá, gắn với thị trường…

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem