Bạch Thông lồng ghép các nguồn vốn, đưa dự án phát triển sản xuất về xã thúc đẩy xây dựng NTM

P.V Thứ ba, ngày 24/11/2020 11:32 AM (GMT+7)
Để sớm cán đích NTM, UBND huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, đưa các dự án phát triển sản xuất về xã nhằm phát huy lợi thế sẵn có của địa phương.
Bình luận 0

Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn có diện tích 545,62km2, dân số toàn huyện là 33.938 người, trong đó dân tộc thiểu số: 30.306 người, có 13 xã, 1 thị trấn với 147 thôn, tổ phố.

Bạch Thông lồng ghép các nguồn vốn, đưa dự án phát triển sản xuất về xã thúc đẩy xây dựng NTM - Ảnh 1.

Huyện Bạch Thông tập trung nguồn lực xây dựng Nông thôn mới.

Tính đến hết năm 2019, huyện Bạch Thông có 5 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 1 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 7 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 3 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, không có xã dưới 5 tiêu chí.

Sau khi thực hiện sáp nhập xã (năm 2020), UBND huyện đã chỉ đạo rà soát lại các tiêu chí, kết quả: Có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Quang Thuận, Cẩm Giàng); 1 xã đạt từ 15-18 tiêu chí (xã Dương Phong); 7 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (xã Quân Hà, Tân Tú, Lục Bình, Nguyên Phúc, Vũ Muộn, Sỹ Bình, Vi Hương); 3 xã đạt từ 5-9 tiêu chí (xã Đôn Phong, Mỹ Thanh, Cao Sơn); không có xã dưới 5 tiêu chí.

Bạch Thông lồng ghép các nguồn vốn, đưa dự án phát triển sản xuất về xã thúc đẩy xây dựng NTM - Ảnh 2.

Ông Đinh Quang Hưng, Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông cho biết huyện đã lồng ghép các nguồn vốn, đưa các dự án phát triển sản xuất về các xã.

Ông Đinh Quang Hưng, Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông cho biết, để phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn, huyện đã quyết liệt chỉ đạo các phòng chuyên môn và các đơn vị gắn trách nhiệm tuyên tuyền, vận động thực hiện các tiêu chí nông thôn mới vào nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị hằng năm để triển khai, thực hiện có hiệu quả.

"Huyện chỉ đạo các đơn vị chủ động rà soát, lồng ghép các nguồn vốn khác nhau để triển khai thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới tại các xã. Đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân trong và ngoài địa bàn huyện hưởng ứng, tham gia tích cực vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Bạch Thông lồng ghép các nguồn vốn, đưa dự án phát triển sản xuất về xã thúc đẩy xây dựng NTM - Ảnh 3.

Dự án nuôi gà gà thương phẩm thực hiện tại xã Tân Tú, huyện Bạch Thông.

Tính đến hết ngày 31/7/2020, tổng số vốn huy động là hơn 146 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 107.566,75 triệu đồng, ngân sách địa phương 2.129 triệu đồng, cộng đồng dân cư: 36.625 triệu đồng.

Hiện huyện đang đưa 3 dự án phát triển sản xuất vào các xã nhằm phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân", ông Hưng cho biết thêm.

Bạch Thông lồng ghép các nguồn vốn, đưa dự án phát triển sản xuất về xã thúc đẩy xây dựng NTM - Ảnh 4.

Trồng cây quýt theo hướng VietGAP ở xã Dương Phong.

Các dự án đang thực hiện gồm: Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm cá nước ngọt; Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trà hoa vàng; Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm gà thương phẩm xã Tân Tú.

Nhờ tập trung lồng ghép các nguồn lực, kinh tế nông thôn tại huyện Bạch Thông đã có chuyển biến tích cực, theo định hướng cơ cấu lại sản xuất. Hướng đi cho sản xuất nông nghiệp đã từng bước được hình thành khá rõ nét, khai thác được các thế mạnh, lợi thế của huyện; hình thành được vùng cây ăn quả hàng hóa tập trung quy mô lớn tại các xã Quang Thuận, Dương Phong và Đôn Phong.

Bạch Thông lồng ghép các nguồn vốn, đưa dự án phát triển sản xuất về xã thúc đẩy xây dựng NTM - Ảnh 5.

Một điểm thu mua quýt tại xã Dương Phong.

Công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Từ năm 2010 đến nay, tổng số vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình 135 là 18.510 triệu đồng, hỗ trợ thực hiện 86 dự án, mô hình (trong đó 16 dự án về trồng trọt, 52 dự án chăn nuôi, 18 dự án hỗ trợ máy móc). Kết quả của các dự án đã giúp thoát nghèo trên 1000 hộ.

Theo ông Hưng, quá trình triển khai thực hiện gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc huy động nguồn lực, do là huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, kinh tế - xã hội chậm phát triển.

Bạch Thông lồng ghép các nguồn vốn, đưa dự án phát triển sản xuất về xã thúc đẩy xây dựng NTM - Ảnh 6.

Dự án trồng cây kiệu thực hiện tại xã Vũ Muộn.

Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông chia sẻ, sau 10 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, kết quả đạt được là rất đáng trân trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được khắc phục để tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện bền vững, theo kịp tiến trình của cả nước.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem