Bạn cần ăn gì khi uống kháng sinh?

Thứ tư, ngày 30/03/2022 07:55 AM (GMT+7)
Nếu cơ thể là một pháo đài thì kháng sinh là thứ vũ khí lợi hại giúp chúng ta chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Thế nhưng nó cũng gây ra không ít tác dụng phụ phiền toái, trong đó phải kể đến tiêu chảy.
Bình luận 0

Kháng sinh là gì?

Kháng sinh là một dược chất quan trọng được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn. Nhìn chung kháng sinh có 2 cơ chế, đó là tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau. Kháng sinh có tác dụng bao trùm lên nhiều loại vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng nhưng bên cạnh đó cũng có những kháng sinh chuyên trị một số loại khuẩn gây bệnh nhất định.

Không chỉ vi khuẩn có hại mà kháng sinh còn tiêu diệt hàng tỷ vi khuẩn có lợi và tạo ra sự xáo trộn rất lớn trong đường ruột. Đó chính là thủ phạm gây ra tiêu chảy. Thậm chí hệ vi sinh đường ruột có thể bị biến đổi cả về số lượng và chủng loại nếu sử dụng kháng sinh dài ngày. 1 tuần điều trị kháng sinh khiến cơ thể phải mất tới 1 năm mới có thể phục hồi được hệ khuẩn chí về trạng thái ban đầu.

img

Nên sử dụng men vi sinh trong và sau mỗi đợt điều trị

Tiêu chảy do kháng sinh là tình trạng đi ngoài phân lỏng, số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, tình trạng tiêu chảy kéo dài cả trong và sau khi kết thúc điều trị kháng sinh, kèm theo các triệu chứng từ nhẹ đến nặng:

- Phân sống, mủ trong phân, phân có máu.

- Đi ngoài thường xuyên.

- Đau bụng và rút bụng.

- Sốt, buồn nôn, chán ăn.

May mắn thay, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung men vi sinh sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh.

Kết quả của 23 nghiên cứu trên 400 trẻ em cho thấy uống men vi sinh cùng thời điểm với kháng sinh làm giảm tỉ lệ gặp tiêu chảy đến 50%.

82 nghiên cứu khác trên 11.000 người lớn cũng cho kết quả tương tự.

Tuy nhiên khi uống cùng lúc men vi sinh và kháng sinh, phần lớn men vi sinh sẽ bị tiêu diệt và giảm tác dụng. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện những sản phẩm chứa men vi sinh ở dạng bào tử. Đây là 1 hình thức tự nhiên của vi khuẩn giúp chúng chống chọi lại với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường và tồn tại được trong dịch vị dạ dày. Một số chủng vi khuẩn như Bacillus clausii còn có khả năng kháng kháng sinh nên có thể sử dụng đồng thời với kháng sinh khi điều trị.

img

Men vi sinh Progermila với 2 tỷ bào tử Bacillus clausii

Bổ sung thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men cung cấp một lượng lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Một số thực phẩm lên men phổ biến như sữa chua, phô mai, kim chi, v.v… chứa Lactobacilli có thể giúp phục hồi hệ tiêu hóa sau mỗi đợt tiêu chảy do kháng sinh.

Sữa chua chứa một lượng lớn Lactobacilli. Kim chi hay sữa đậu nành lên men cũng có tác dụng tương tự trong việc cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột nhờ Bifidobacteria.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa được chất xơ, vậy tại sao chúng ta phải ăn rau? Chuyện gì sẽ xảy ra khi chất xơ được đưa vào cơ thể? Công việc này dành cho hệ lợi khuẩn đường ruột, chất xơ chính là nguồn dinh dưỡng chính giúp thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi, vì thế sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh sau mỗi đợt điều trị kháng sinh.

Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

- Ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì nguyên hạt, gạo lứt)

- Quả hạch

- Các loại hạt

- Các loại đậu

- Đậu lăng

- Quả mọng

- Bông cải xanh

- Đậu Hà Lan

- Chuối

- Atisô

Tuy nhiên việc bổ sung chất xơ cũng có một nhược điểm, nó có thể làm chậm quá trình tháo rỗng dạ dày nên sẽ ngăn cản việc hấp thu của một số loại thuốc. Vì thế thời điểm tốt nhất để bổ sung chất xơ chính là sau khi kết thúc điều trị kháng sinh.

Những loại thực phẩm làm giảm tác dụng của kháng sinh cần tránh

Thực phẩm giàu canxi hoặc viên uống bổ sung canxi không nên được sử dụng trong thời gian điều trị kháng sinh do làm giảm khả năng hấp thu của thuốc, ví dụ như sữa hay các chế phẩm từ sữa.

Rượu và kháng sinh không phải một sự kết hợp lí tưởng. Chưa có bằng chứng cho thấy rượu ảnh hưởng tới kháng sinh, nhưng tác dụng của rượu gây ra trên hệ tiêu hóa có thể làm tăng nặng thêm tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn hay chóng mặt. Vậy nên, tốt nhất bạn nên uống thuốc với nước.

Kết luận

Kháng sinh có vai trò không thể thay thế trong điều trị nhiễm khuẩn nhưng cũng gây ra không ít tác dụng phụ bao gồm cả rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung men vi sinh trong và sau đợt điều trị kháng sinh sẽ giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy và phục hồi hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm lên men cũng nên được bổ sung sau khi điều trị kháng sinh.

Để hấp thu kháng sinh tốt nhất, chúng ta nên tránh dùng rượu và thực phẩm giàu canxi.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem