dd/mm/yyyy

Bảo tồn gen quí lợn kiềng sắt, gà re, quế Trà Bồng và tỏi Lý Sơn

Trước nguy cơ tuyệt chủng các loại giống cây trồng, vật nuôi bản địa, tỉnh Quảng Ngãi quyết định chọn 4 loại giống gồm: Lợn kiềng sắt, gà re, quế Trà Bồng và tỏi Lý Sơn để bảo tồn các nguồn gen mang những đặc điểm duy truyền quí, bảo vệ đa dạng sinh học.
Gà re - Ảnh: Hiển Cừ
Gà re - Ảnh: Hiển Cừ

Gà re, còn gọi là gà H’re là giống gà quý hiếm của đồng bảo dân tộc H’re ở H.Ba Tơ. Hiện gà re đang được tỉnh Quảng Ngãi chọn là một trong bốn loại giống cần được bảo tồn.

Nhân giống gà re - giống gà quí ở huyện Ba Tơ - Ảnh: Hiển Cừ
Nhân giống gà re - giống gà quí ở huyện Ba Tơ - Ảnh: Hiển Cừ

Giống lợn nội kiềng sắt

Anh Nguyễn Vĩnh Linh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ Quảng Ngãi (Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi), cho biết kiềng sắt là giống lợn nội bản địa của Quảng Ngãi, có những đặc điểm quý như: dễ nuôi, khả năng chống chịu bệnh tốt, thức ăn cho lợn chủ yếu là các phế phụ phẩm nông nghiệp, chi phí đầu tư nuôi thấp, chất lượng thịt thơm ngon.

Những cá thể lợn kiềng sắt thuần chủng được bảo tồn tại Quảng NgãiTơ - Ảnh: Hiển Cừ
Những cá thể lợn kiềng sắt thuần chủng được bảo tồn tại Quảng NgãiTơ - Ảnh: Hiển Cừ

Tuy nhiên, trong những năm qua, việc du nhập các giống lợn ngoại có năng suất cao và giống lai tạo là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm mạnh và có nguy cơ mất hẳn nguồn gen giống lợn nội bản địa kiềng sắt.

“Giống lợn kiềng Sắt hiện còn rất ít, phân bố rải rác ở những vùng xa xôi, hẻo lánh ở các huyện miền núi Quảng Ngãi. Do vậy, việc tìm kiếm tuyển chọn rất khó khăn. Suốt hơn 2 năm liền, anh em ở trung tâm phải lặn lội khắp 6 huyện miền núi trong tỉnh mới tìm được 40 con lợn kiềng sắt”, anh Linh nói.

Anh Linh cho biết thêm: Trong quá trình nuôi, cán bộ kỹ thuật của trung tâm theo dõi, ghi chép tỉ mỉ sự phát triển, sinh sản của số lợn kiềng sắt đã tìm được để từ đó loại thải, tuyển chọn những con thuần chủng.

Những cá thể lợn kiềng sắt thuần chủng được bảo tồn tại Quảng Ngãi - Ảnh: Hiển Cừ
Những cá thể lợn kiềng sắt thuần chủng được bảo tồn tại Quảng Ngãi - Ảnh: Hiển Cừ

Đến nay, tại Trung tâm đang chăm sóc 50 cá thể lợn kiềng sắt thuần chủng, trong đó có 5 con đực và 45 con cái.

Theo anh Linh, lợn kiềng sắt rất dễ nhận dạng như lông đen tuyền toàn thân từ khi đẻ ra cho đến lúc trưởng thành, da đen và mỏng, mặt thẳng, mõm khá dài và hơi nhọn, tai nhỏ vểnh thẳng lên trên, lưng thẳng, bụng thon... Lợn kiềng sắt vẫn giữ đặc tính hoang dã nên rất thích hợp với việc nuôi theo mô hình trang trại vì nó luôn chạy nhảy, phải làm “sân chơi”, có chỗ cho lợn tắm.

Dù tăng trưởng chậm, nuôi một năm lợn kiềng sắt chỉ có trọng lượng chừng 30 kg nên giá thành cao gấp đôi lợn thịt khác nhưng người tiêu dùng rất ưa chuộng do thịt chắc và ngon.

Quế Trà Bồng

Quế Trà Bồng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục châu Á, thuộc top 10 đặc sản kẹo mứt, thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam.

Quế Trà Bồng.
Quế Trà Bồng - Ảnh: Hiển Cừ.
Sản phẩm làm từ quế Trà Bồng - Ảnh: Hiển Cừ
Sản phẩm làm từ quế Trà Bồng - Ảnh: Hiển Cừ

Tỏi Lý Sơn

Với đặc trưng độc đáo thơm dịu, cay dịu và có hàm lượng tinh dầu cao, tỏi Lý Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng - Ảnh: Hiển Cừ

Tỏi Lý Sơn thơm dịu, cay dịu và có hàm lượng tinh dầu cao - Ảnh: Hiển Cừ
Tỏi Lý Sơn thơm dịu, cay dịu và có hàm lượng tinh dầu cao - Ảnh: Hiển Cừ

Thông qua việc bảo tồn giống lợn nội kiềng sắt, gà re, quế Trà Bồng, tỏi Lý Sơn bản địa nhằm lưu giữ nguồn gen quí phục vụ cho việc nghiên cứu bảo tồn, Sở Khoa học- Công nghệ Quảng Ngãi xúc tiến việc lai tạo giống thương phẩm cung ứng cho người dân ở các vùng núi và các trang trại chăn nuôi tập trung, qui mô lớn để phát triển một cách bền vững, tạo sản phẩm sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiển Cừ