Theo Sina.com, từ công nghệ chiến đấu cơ, tên lửa đạn đạo đến tàu chiến được Trung Quốc mua từ Ukraine bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều lần so với cùng mặt hàng mua từ Nga.
Trong khi cả Ukraine và Nga đều thuộc Liên bang Xô Viết cũ nhưng hai
nước này lại có sự khác biệt nhau khá lớn về kho vũ khí.
Nga là một cường quốc thế
giới về vũ khí công nghệ cao, rất coi trọng việc bảo vệ bản quyền các nghiên
cứu và phát triển trong công nghệ quốc phòng.
Còn Ukraine là quốc gia có rất nhiều viện nghiên cứu
và các nhà máy quân sự chế tạo nhiều loại vũ khí, gồm cả máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nên nước này
sở hữu một kho vũ khí cũ khổng lồ.
Tuy nhiên, sau suy sụp kinh tế, nước này đã không có
đủ khả năng duy trì, phát triển hay bảo dưỡng kho vũ khí của mình nên
sẵn sàng bán kho vũ khí này với giá rẻ cho các khách hàng có nhu cầu.
Thủy phi cơ Bizon mà Trung Quốc
đang hợp tác cùng Ukraine.
Những công nghệ được
Trung Quốc mua từ Ukraine bao
giờ cũng rẻ hơn rất nhiều lần so với cùng công nghệ của Nga. Cho nên, khi Nga
chào hàng khoảng 48 thương vụ bán vũ khí với giá hàng tỷ USD, thậm chí cả
một số lô hàng Su-33, nhưng cuối cùng
Trung Quốc quyết định mua nguyên mẫu Su-33 T-10K-3 với giá thấp hơn nhiều. Mặc dù có sự khác nhau giữa
các nguyên mẫu song các nhà nghiên cứu Trung Quốc sẽ dựa vào đó để tiếp tục cải
tiến thành chiến đấu cơ mới.
Dù ngành công nghiệp đóng tàu của Ukraine suy giảm đáng kể sau khi
Liên Xô sụp đổ, nhưng nước này vẫn có một kho dự trữ đáng
kể các loại tàu chiến, trong đó có
một tàu sân bay đầy đủ các công nghệ và công nhân kỹ thuật có liên quan. Điều
đáng nói, Viện Khoa học
Barton Ukraine có công
nghệ hàn hàng đầu thế
giới, có thể hàn ở bất kỳ điều kiện nào. Nó đặc biệt thích hợp cho các
mặt hàng hàng không vũ trụ và các lĩnh vực công nghệ quân sự khác.
Theo bài viết trên Sina.com, trong thực tế, Trung Quốc là nước tiêu thụ
lớn nhất của ngành công nghiệp quân sự Ukraine với hơn 30 loại kỹ thuật quân sự bao
gồm các hệ thống năng lượng liên quan đến các tàu lớn hoạt động trên mặt
biển, thiết kế máy bay vận tải lớn, máy
bay huấn luyện tốc độ siêu âm, động
cơ xe tăng và tên lửa không đối không cùng nhiều bộ phận, thiết bị quan
trọng khác. Đặc biệt loại tua-bin khí UGT - 25000 cho tàu chiến cỡ lớn của Ukraine đã được bán đứt cho Trung Quốc.
Hợp tác giữ Trung
Quốc và Ukraine ngoài máy bay, máy bay chiến đấu, xe tăng, xe bọc
thép còn gồm cả lĩnh vực công nghệ tên lửa.
Trong khi Nga từ chối bán
Su-27 và Su-30 được nâng cấp hệ thống AAM, Trung Quốc đã chọn Ukraine
để cung cấp phiên bản radar Agathe với khả năng chống nhiễu mạnh hơn của Nga.
Đồng thời Trung Quốc còn có tên lửa đối không R-27 cải tiến cùng hàng loạt tên
lửa khác mua từ Ukraine.
Tờ Sina.com, khẳng định triển
vọng hợp tác quân sự của Trung Quốc và Ukraine
sẽ ngày càng tăng, và đó là một con đường tất yếu để Trung Quốc có thể tìm hiểu
những công nghệ vũ khí thời kỳ Liên Xô để lại.
Minh Nhân (theo Mil.news.sina.com) ( Minh Nhân (theo Mil.news.sina.com))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.