Bầu Kiên kêu oan, nhận trách nhiệm thay cấp dướiSáng nay (26.5), TAND TP.Hà Nội tiếp tục ngày xét xử thứ 6, vụ “đại án” kinh tế với bị cáo
Nguyễn Đức Kiên
và đồng phạm. Khoảng 8h30, phiên xét xử được bắt đầu, trước vành móng
ngựa, bầu Kiên vẫn mặc chiếc áo màu xanh kẻ sọc trắng như tại phiên xử
cuối tuần trước.
Khi được hỏi về các tội danh bị VSKND Tối cao
truy tố, bị cáo Kiên một lần nữa khẳng định mình không phạm tội như cáo
trạng ghi. Bị cáo Kiên cho rằng mình không làm điều gì ảnh hưởng đến thị
trường tiền tệ của đất nước. “Trong 21 tháng, tôi đã liên tục gửi đơn
kêu oan và tôi nghi ngờ là do đây là đơn tố cáo CQĐT nên CQĐT đã không
gửi đi cho tôi”, bị cáo Kiên nói.
Khi
được hỏi về việc lừa đảo bán cổ phần cho Hòa Phát, bị cáo Kiên cho
biết: "Cho đến khi bị bắt, tôi đã thực hiện thỏa thuận của tôi với anh
Long (Chủ tịch Hòa Phát), thực tế là thỏa thuận cung ứng dịch vụ theo
Điều 74 Luật Thương mại gồm các nội dung: Hợp đồng chuyển nhượng cổ
phiếu của BĐS Hòa phát do ACI nắm giữ cho MTV Hòa Phát, tôi là người đem
264 tỷ này làm hợp đồng hoán đổi cổ phiếu và tôi thông qua em gái tôi
mua cổ phiếu".
Bị cáo Kiên cũng khẳng định mình không có bất kỳ hành vi gian dối nào với việc chuyển nhượng cổ phần. Bị cáo Trần Ngọc
Thanh, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và bị cáo
Nguyễn Thị Hải Yến, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà
Nội không có bất kỳ hành vi gian dối nào trong việc này. “Trong quá
trình ký và thực hiện hợp đồng có sai sót xuất phát từ các lãnh đạo của
Hòa Phát mang tính chất thuần túy nghiệp vụ kinh tế, không phải lừa đảo.
Anh Thanh, chị Yến có sai sót khi thực hiện chỉ thị của tôi. Tôi nhận
mọi trách nhiệm để Hòa Phát không chịu thiệt hại nào và anh Thanh, chị
Yến không phải chịu trách nhiệm”, bị cáo Kiên nói.
Về việc trong hồ sơ vụ án và đơn gửi các cơ quan chức năng, bầu Kiên đều có xin miễn cho các bị cáo khác và đặc biệt là ông Trần Ngọc Thanh. Ông Kiên lý giải rằng: "Không phải từ bây giờ, mà ngay từ khi có lệnh khởi tố, tôi đã làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra không hình sự hóa vụ việc này. Tôi cho rằng, cơ quan điều tra đã hình sự hóa hoạt động kinh tế".
Khi được hỏi
về hành vi cố ý làm trái, bị cáo Kiên một lần nữa khẳng định không hiểu
vì sao mình bị bắt. “Sau 21 tháng bị giam, đến ngày hôm nay tôi cũng
không rõ vì sao tôi bị bắt giam và bị truy tố về tội cố ý làm trái, vì
vai trò của tôi ở ACB được phân biệt theo 2 thời kỳ. Giai đoạn từ sau
2008 đến khi bị bắt, tôi chỉ làm tư vấn, không có giá trị gì trong việc
đưa ra quyết định của HĐQT ACB. Tôi cũng không chỉ đạo bất kỳ điều gì
với bất kỳ thành viên nào. Nhưng tôi sẵn sàng chia sẻ khó khăn với HĐQT
trong ngày hôm nay”, bị cáo Kiên nói rõ.
Vợ bầu Kiên xin hoãn trả lời HĐXXCũng trong phiên xét xử sáng nay, khi luật sư hỏi bà
Đặng Thị Ngọc Lan
(vợ bầu Kiên) liên quan đến hoạt động
điều hành, kinh doanh của Cty B&B, bà Lan đề xuất ủy quyền cho ông
Đặng Trường Sơn - đại diện cho B&B - người hiểu rõ về hoạt động của
công ty trả lời các câu hỏi để không làm mất thời gian của HĐXX.
"Trong
thời gian đó tôi nghỉ sinh nên không nắm được. Tôi đã ủy quyền cho anh
Sơn, nếu HĐXX không chấp nhận ủy quyền của tôi thì tôi xin phép trả lời
câu hỏi vào buổi chiều nay", bà Lan nói.
Trước đó, tại phiên xử
ngày 22.5, liên quan hành vi trốn thuế, trả lời HĐXX, bà Đặng Ngọc Lan
cho rằng bà không nắm được hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là
các hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính, vì thời điểm đó bà đang trong
giai đoạn sinh con.
Đối với việc ký hợp đồng ủy thác, bà
Đặng Thị Ngọc Lan
nói, chỉ biết ký chứ không nhớ ký những gì, đồng thời không nhớ ai soạn
thảo hợp đồng và ai là người yêu cầu ký. Đa số việc ký hợp đồng bà Lan
đều thực hiện ở nhà do đang trong thời gian sinh nở.
“Tôi không
quan tâm đến các hoạt động kinh doanh của Công ty B&B. Tôi tin tưởng
vào chồng nên tôi thấy không có gì là sai cả”, bà
Đặng Thị Ngọc Lan nói tại phiên xét xử ngày 22.5.
Xuân Lực - Thắng Quang (Xuân Lực - Thắng Quang)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.