Bí ẩn về những tăng binh quả cảm nhất trong thời phong kiến Nhật Bản
Bí ẩn về những tăng binh quả cảm nhất trong thời phong kiến Nhật Bản
Thứ ba, ngày 30/06/2020 10:32 AM (GMT+7)
Khác với các nhà sư tu hành hiện đại, các nhà sư trong lịch sử phong kiến Nhật Bản thậm chí còn gia nhập quân đội và được biết tới như lực lượng chiến binh quả cảm bậc nhất.
Khác với quan điểm hiện đại ngày nay, các tăng binh Nhật Bản trong thời phong kiến từng được coi là lực lượng chiến binh nguy hiểm bậc nhất của các Gia tộc trong cuộc thời gian nước Nhật bị chia năm sẻ bảy thời phong kiến.
Những nhà sư đi lính được gọi là Sohei. Đây là những người lính được lựa chọn là phật tử từ nhỏ, được đào tạo và huấn luyện một cách bài bản theo tinh thần võ sĩ đạo. Thậm chí, khả năng chiến đấu của những nhà sư này còn vượt ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền.
Theo sử sách Nhật Bản ghi chép lại, hồi thế kỷ 12 một quận chúa của Nhật tên Go Shirakawa-In đã từng nói: "Có ba thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, đó là các thác ghềnh trên sông Kamo, những con xúc sắc khi đánh bạc và những nhà sư trên đỉnh núi".
Do được huấn luyện như một Samurai, trang bị của những Sohei này cũng không mấy khác biệt so với Samurai Nhật. Vẫn là kiếm, dao, dáo hoặc cung tên được làm cực kỳ cẩn thận và rất bền.
Những nhà sư chiến binh này khi xung trận được mô tả là ăn mặc giống với các Samurai khi mang trên mình bộ giáp nhiều tấm làm bằng mây tre. Tuy nhiên vẫn có thể nhận biết các nhà sư với các Samurai một cách dễ dàng thông qua chiếc mũ hoặc khăn quàng họ đeo trên mặt.
Trong khi các Samurai thường đeo mặt nạ cực kỳ hung dữ thì các nhà sư thường để đầu trần với mái tóc bị cạo trọc (Samurai Nhật thường để tóc dài) hoặc quấn khăn quàng kín mặt chỉ để hở ra đôi mắt.
Trong khi Samurai trung thành với Quận chúa của họ thì các nhà sư chiến binh lại trung thành tuyệt đối với những ngôi chùa nơi họ đã lớn lên và được đào tạo để trở thành chiến binh.
Mặc dù vậy, các cuộc xung đột giữa những phái Sohei với nhau hay giữa các tư tưởng khác nhau thực chất lại xuất phát từ mục đích chính trị nhiều hơn. Về điểm này, các cuộc chiến tôn giáo ở Nhật thời phong kiến đã khác hoàn toàn so với các cuộc Thập Tự Chinh hay các cuộc xung đột tôn giáo ở phương Tây cùng thời.
Thế kỷ 16, Oda Nobunaga - người đưa nước Nhật tới cơ hội thống nhất đã tuyên chiến với Sohei vì lực lượng này có tư tưởng tách biệt, biệt lập giữa các vùng tôn giáo, các vùng địa lý khác nhau khiến nước Nhật không thể thống nhất được nếu Sohei còn tồn tại.
Trận chiến lớn nhất giữa một bên là đạo quân thống nhất do Oda Nobunaga lãnh đạo và một bên là các Sohei liên minh lại với nhau diễn ra vào năm 1570.
Tới năm 1571, Nobunaga tiến hành chiến dịch truy quét cuối cùng, giết hại khoảng 12.000 người bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, phá huỷ nhiều đền, chùa nơi đào tạo ra các Sohei.
Tới cuối thế kỷ 16, gần như ở Nhật đã không còn Sohei sau cuộc "tàn sát" được thực hiện bởi Nobunaga. Kể từ đây, nhiều truyền thuyết về Sohei đã được thêu dệt nên và tồn tại tới tận ngày nay ở Nhật.
Tuấn Anh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.