Bỏ “đọc chép”, sự học của trẻ trôi về đâu?

Thứ tư, ngày 18/07/2012 20:09 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Mọi người đều hô: “Ghét đọc chép”. Người khôn hơn thì bảo: “Ghét ghi chép”. Sau nữa, sẽ có người bảo: “Ghét đọc, nói, xem rồi chép”.
Bình luận 0

Chân lý cuối cùng họ muốn trò đi học là: tự ghi chép, chỉ ghi những chữ cần… để phục vụ “công cuộc nghiên cứu chuyên môn” của người đi học.

img

Nếu vậy, vở học của trò sẽ là… “vở nháp”. Và đa số sẽ là “vở sạch”, vì… có chữ nào đâu mà không sạch!

Nhìn vào thực tế thử coi.

Các giáo sư đang lên lớp kia chả đọc, chả nói, chả nhấn những điểm cho trò chép là gì. Trò bao giờ chả dốt hơn thầy. Thầy không chỉ những chữ cần “chép” thì biết đâu mà lần.

Mấy thầy đang luyện thi đại học kia kìa, chả “đọc chép” là gì.

Ngay cả thầy dạy thầy đổi mới phương pháp dạy học thì cũng “đọc chép” cả đấy thôi.

Nếu bỏ “đọc chép”, bỏ “ghi chép” thì sự học của trẻ sẽ trôi về đâu? Đừng “ảo tưởng hóa” lý thuyết. Lý thuyết mà không phù hợp với thực tế thì chỉ là thứ vứt đi.

Với lại, môn học nào cũng quan trọng. Kiến thức môn nào cũng mênh mông như biển cả. Mà tuổi đi học của một đời người ngắn có nửa gang tay thì… ai mà học cho xuể?

Cho nên, đừng vội chê kiểu học của La Sơn Phu Tử xưa. Không cần đọc nhiều sách, chỉ cần ít mà hay. Không cần lý thuyết nhiều, cứ thuộc lòng thiên kinh, vạn quyển là rồi. Sau đó, cái kiến thức gốc ấy sẽ tự sinh lý luận trong thực tế…

Còn ta bây giờ, nhiều người cứ thổi phồng “công nghệ thông tin”, cứ trề môi chê thầy cô dạy không đúng phương pháp mới. Xin thưa: phương pháp mới cũng chỉ là lý thuyết, chưa kiểm chứng rõ ràng trong lịch sử, tức là chưa đẻ ra nhân tài nào xuất chúng cả.

Vậy thì cứ nói như thế này là đúng hơn cả: “Cứ dạy sao cho trò hiểu bài, thế là xong, việc gì phải vòng vo tam quốc“, hé hé...

Theo Làng Cười
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem