Bó tay “bùa chống đạn” của lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Thứ sáu, ngày 22/03/2019 14:32 PM (GMT+7)
Trong Chiến tranh Việt Nam, dù mang tiếng được trang bị "bùa chống đạn" nhưng với lính Mỹ loại bùa này có cũng như không.
Bình luận 0

img

Theo đó trong giai đoạn từ cuối những năm 1960 trên chiến trường Việt Nam binh lính Mỹ thường được trang bị một loại "bùa chống đạn" có tên Flak M69, nó được kỳ vọng sẽ là cứu cánh giúp lính Mỹ chống lại hỏa lực từ những khẩu AK-47 của Quân Giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Flak M69 thực chất là loại áo giáp chống đạn tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ từ giữa những năm 1960, mặc dù loại áo giáp này có kết cấu như áo giáp chống đạn nhưng lại là áo giáp chống mảnh, được sử dụng để chống lại mảnh bom, mảnh đạn, mìn và sức ép nổ. Nguồn ảnh: Reddit.

img

Do chỉ được thiết kế để đỡ lại những mảnh văng có gia tốc thấp, nên áo giáp Flak M69 chỉ một "miếng bơ" đối với đạn 7.62mm của AK-47 thậm chí là cả đạn tiểu liên 9mm. Nó hoàn toàn không thể bảo vệ được lính Mỹ trước hỏa lực bắn thẳng từ các dòng súng bộ binh. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Chính vì lý do này binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam cũng không tha thiết gì mấy loại áo giáp này, thậm chí nó còn trở thành gánh nặng của họ trên chiến trường. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Thứ nhất, loại áo giáp này rất dày và nóng. Chiến trường miền Nam Việt Nam với độ ẩm lớn, mưa nhiều, nóng nực thường xuyên trên 30 độ C sẽ khiến binh lính Mỹ "chết ngộp" trong lớp áo giáp này. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Thứ hai, loại áp giáp này rất nặng, lên tới 9,9 kg. Mặc dù trọng lượng chỉ 10 kg nghe có vẻ khá nhẹ nhàng nhưng nếu mang tấm áo giáp này hành quân bộ hàng chục kilomets đường rừng, thể lực người lính sẽ bị xuống rất nhanh. Ngoài ra họ cũng không thể di chuyển cơ động trên chiến trường vì quân trang mang theo quá nặng trong đó có Flak M69. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Ban đầu, những chiếc áo giáp này được thiết kế để chống lại hỏa lực của những viên đạn cỡ 7,62mm hoặc cỡ 9mm của súng lục. Tuy nhiên thực tế trên chiến trường đã chứng minh Flak M69 chẳng thể làm được điều đó, dĩ nhiên nó vẫn có thể chống lại được các mảnh bom đạn với động năng đã bị tiêu hao gần hết. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Mọi binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam đều được trang bị Flak M69 ở mọi cấp đơn vị, nhưng điều quan trọng là họ có muốn mặc nó hay không, bởi nguy cơ họ bị thương do mặc Flak M69 còn cao hơn khi cả không mặc. Nguồn ảnh: Though.

img

Nhưng Flak M69 vẫn có một số ưu điểm nhất định, một trong số đó là thiết kế rất nhiều túi của nó cho phép binh sĩ man theo nhiều quân trang hơn như hộp tiếp đạn. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Thiết kế cộc tay với khóa kéo ở phía trước cũng khiến thời gian mặc và cởi loại áo giáp này nhanh hơn so với một số mẫu áo giáp của Quân đội Mỹ trước đó. Nguồn ảnh: Best.

img

Sau một thời gian sử dụng Flak M69, binh lính Mỹ thường lựa chọn việc không mặc áo giáp hoặc cởi trần khi ra trận với Flak M69 để có thể thoải mái, cơ động hơn khi phải di chuyển với tấm bùa nặng tới 10kg này. Nguồn ảnh: Guns.

img

Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận rằng Flak M69 đã giúp rất nhiều lính Mỹ sống sót trên chiến trường khi phải vật lộn trong cuộc chiến dài vô tận này . Nguồn ảnh: Twi.

img

Tới năm 1970, khi những chiếc áo giáp đầu tiên do Mỹ sản xuất sử dụng sợi Kevlar thì Flak M69 mới chính thức bị khai tử. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Nhưng nhiều nhà sử học Mỹ cho rằng, chính việc trang bị cho người lính ở Việt Nam một loại áo giáp không có khả năng chống lại được đạn AK-47 Quân đội Mỹ đã gián tiếp gây ra cái chết của rất nhiều binh lính trên chiến trường này. Nguồn ảnh: Atch.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem