Thứ ba, 23/04/2024

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo

04/11/2022 1:37 PM (GMT+7)

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng diễn ra sáng 4/11, đại biểu Lê Thị Song An (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An) đặt câu hỏi với “tư lệnh” ngành TT-TT về giải pháp xử lý tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn tin giả.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời phiên chất vấn của Quốc hội sáng 4/11.

Theo ĐBQH Lê Thị Song An, gần đây tình hình tội phạm công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng có chiều hướng gia tăng diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ; công tác quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực như: An ninh mạng, tài chính, ngân hàng, đất đai, công chứng còn sơ hở, thiếu sót, chưa có sự phối hợp chặt chẽ.

“Mặc đù, Bộ TT-TT có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên mặt trận phòng, chống tin giả, thông tin xấu độc trên mạng. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, xử lý có lúc còn chậm tạo cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, an ninh trật tự, quyền lợi và lợi ích của những tổ chức, cá nhân”, ĐBQH Lê Thị Song An cho biết.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng làm rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp để giải quyết các vấn đề trên.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo - Ảnh 2.

ảnh minh họa

Trả lời đại biểu Lê Thị Song An, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Năm 2020, Bộ TT-TT đã rà quét, ngăn chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo. Nếu không ngăn chặn sẽ có 3,1 triệu người truy cập và xác xuất lừa đảo là rất lớn”. 

Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà có ở hầu hết quốc gia. Các đối tượng sử dụng rất nhiều phương tiện trong đó có điện thoại và các trang web. Thời gian qua, Bộ đã hoàn thiện văn bản thể chế, định nghĩa rõ các hành vi, quy định quy trình xử lý hành chính, mức phạt và cơ chế chuyển công an xử lý hình sự. Một trong những vấn đề Bộ quan tâm là xử lý một cách căn bản. Bộ đã công khai các đầu số điện thoại, trang web để tiếp nhận phản ánh của người dân về hoạt động vi phạm; phát triển công cụ, công nghệ quản lý không gian mạng. 

“Đối với sim rác, Bộ TT-TT đang tập trung xử lý vì đây là công cụ phục vụ lừa đảo. Tất cả thuê bao không có đầy đủ thông tin sẽ bị xóa khỏi hệ thống. Năm 2018, cả nước còn 22 triệu thuê bao không có thông tin đầy đủ, và đến năm 2022, chúng ta đã cương quyết và đến nay không còn. Về việc kiểm soát xem thông tin đó có chính xác, Bộ đã có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các nhà mạng đang đối soát, Thủ tướng cũng chỉ đạo trong năm nay và muộn nhất 2023 phải đảm bảo dữ liệu phải chính xác”, Bộ trưởng Bộ TT-TT cho biết. 

Về vấn đề tin giả, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Trên không gian số, tin giả lan truyền rất nhanh, rất rộng. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành các Nghị định quy định rõ các hành vi, trách nhiệm của các bên liên quan; hạ thời gian các nhà mạng phải hạ thông tin sai sự thật, xấu độc từ 48 giờ xuống còn 24 giờ. Về mức phạt đưa thông tin, hiện Việt Nam tăng lên 3 lần, tuy nhiên so với các nước trên thế giới mức phạt của chúng ta chỉ bằng 1/10. Bộ TT-TT tham mưu cho Chính phủ xem xét cân nhắc đưa mức xử phạt lên mức răn đe.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc ngăn chặn thông tin xấu độc thực sự là công việc khó khăn. Giải pháp căn bản là cần có sự vào cuộc tích cực, chủ động của mọi bộ, ngành, các tổ chức, các gia đình. Khi toàn bộ xã hội vào cuộc thì mới giải quyết được căn cơ vấn đề này trên không gian mạng. 

Theo Tin tức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hoãn đợt đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 22/4 do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu. Dự kiến sẽ tổ chức lại vào ngày mai.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

10 giờ sáng nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành đấu thầu vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (TP Hà Nội). Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.