Bốn câu hỏi lớn dành cho Hollywood hậu đại dịch Covid-19

Phương Việt Thứ ba, ngày 26/04/2022 06:08 AM (GMT+7)
Theo Variety đây là bốn câu hỏi nhức nhối mà ngành kinh doanh rạp chiếu phim Hollywood phải đối mặt.
Bình luận 0

CinemaCon là một sự kiện thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Rạp chiếu phim Mỹ ("The National Organization of Theater Owners" hay NATO). Đây là nơi nhiều studio điện ảnh có cơ hội "khoe" những đứa con tinh thần mới và tốt nhất của mình đến những ông chủ phòng vé. 

Bốn câu hỏi lớn dành cho Hollywood hậu đại dịch - Ảnh 1.

CinemaCon năm nay diễn ra tại Vegas. (Ảnh: Dealine).

Năm nay, CinemaCon sẽ diễn ra tại Las Vegas, các hãng phim sẽ đổ bộ tới đây để giới thiệu các "con cưng" của mình. Những động thái táo bạo như quyết định của Warner Bros. là gửi toàn bộ danh sách năm 2021 cho HBO Max vào cùng thời điểm các bộ phim ra rạp cũng được triển khai. Theo Variety đây là bốn câu hỏi nhức nhối mà ngành kinh doanh rạp chiếu phim phải đối mặt.

Phim có kiếm ra tiền không?

Có một sự thật nghiệt ngã rằng, ngoại trừ Spider-Man: No Way Home (1,9 tỷ USD toàn thế giới), hầu hết các bộ phim bom tấn sẽ ra mắt kể từ khi Covid-19 công chiếu đều không thành công doanh thu phòng vé như trước đó. Điều đó một phần là do khán giả lớn tuổi vẫn chưa muốn quay lại rạp chiếu phim. Nó cũng có nghĩa là trong khi các phim nhượng quyền thương mại như No Time to DieF9: The Fast Saga nằm trong số các phim có doanh thu cao nhất năm 2021 thì vẫn thua xa so với các phần trước đó. 

Trên thực tế, họ có thể không thu được lợi nhuận khi tính đến chi phí tiếp thị. Một vấn đề khác là chi phí làm phim tăng trong đại dịch do đoàn làm phim phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa an toàn nghiêm ngặt. Các hãng phim cho biết chi phí đã tăng thêm từ 7% đến 15% vào ngân sách của hầu hết mọi bộ phim kể từ năm 2020. Điều này có thể dẫn đến việc các hãng phim yêu cầu chia cao hơn doanh thu bán vé… hoặc buộc họ phải cắt giảm số lượng phim mà họ thực hiện để phát hành tại rạp.

Bốn câu hỏi lớn dành cho Hollywood hậu đại dịch - Ảnh 2.

The Batman đạt thành công về doanh thu. (Ảnh trong phim).

Liệu căng thẳng địa chính trị có làm tổn thương Hollywood?

Câu trả lời là có. Đơn cử như Trung Quốc cấm các bộ phim lớn như Black Widow hoặc Spider-Man: No Way Home nhập cảnh hoặc đồng ý phát hành vào thời điểm kém thuận lợi. Đồng thời, các sản phẩm nội địa của Trung Quốc đã trở nên phổ biến, với các bộ phim như Water Gate Bridge, The Battle at Lake Changjin Hi, Mom đã thu hút được lượng bán vé lớn. Mối quan hệ giữa chính phủ Trung Quốc và Mỹ đang ở mức thấp, Trung Quốc dường như không cho phép nhiều phim nước ngoài chiếu tại các rạp phim trong nước, điều này làm mất đi khả năng tiếp cận của Hollywood với thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới và mang lại doanh thu tiềm năng hàng trăm triệu USD.

Sau đó là Nga, thị trường điện ảnh có doanh thu cao thứ sáu vào năm 2021. Kể từ khi đất nước này nổ ra cuộc chiến với Ukraine và các lệnh trừng phạt có hiệu lực, các hãng phim Hollywood đã tuyên bố công khai rằng, họ sẽ không phát hành phim ở đó. 

Khán giả còn muốn xem phim nào ngoài thể loại siêu anh hùng?

The Batman (754 triệu USD toàn cầu tính đến thời điểm hiện tại) có thể là bộ phim có doanh thu cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Bộ phim hài lãng mạn của Sandra Bullock và Channing Tatum The Lost City là một ví dụ minh họa việc các bộ phim ngoài thể loại siêu anh hùng vẫn hấp dẫn được khán giả.

Một nghiên cứu mới đã ủng hộ quan điểm đó. Dịch vụ bán vé xem phim Fandango gần đây đã thăm dò ý kiến của 6.000 người mua vé và 93% trong số những người được khảo sát cho biết họ muốn xem phim ở nhiều thể loại, không chỉ là phim chuyển thể từ truyện tranh

Phòng chiếu phim đóng cửa?

Hai năm qua đã khiến nhiều chủ rạp chiếu phim đứng trước lưỡi dao, nhưng hầu hết đã cố gắng giữ cho mình không bị "đâm", chỉ có 2% rạp chiếu ở Hoa Kỳ đóng cửa kể từ khi Covid-19 hoành hành. Đó là một phép lạ, vì các rạp chiếu phim đã phải chịu cảnh đóng cửa rạp kéo dài, kéo theo làn sóng trì hoãn ngày phát hành phim dường như vô tận. 

Tuy nhiên, có thể sẽ có thêm nhiều nơi phải đóng cửa trong tương lai, đặc biệt là nếu tổng doanh thu phòng vé trong nước không sớm trở lại mức trước đại dịch. Barry Diller, người từng điều hành Paramount và Fox, đã dự đoán rằng chỉ 10% rạp chiếu phim truyền thống sẽ tồn tại khi dịch vụ phát trực tuyến ngày càng trở thành ưu tiên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem