Theo đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu BV rà soát lại việc tuân thủ các quy trình dịch vụ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là quy trình phá thai cũng như việc thu phí dịch vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em tại BV.
Trước đó, khi đang mang thai 12 tuần, chị N.T.B. (Hà Nội) đến BV Phụ sản Hà Nội thăm khám. Tại đây, chị được định chấm dứt thai nghén do thai bị phù. Sau khi được bác sĩ tư vấn, chị được Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình trực tiếp thực hiện với gói chi phí 7,5 triệu đồng.
Sau khi thực hiện thủ thuật 4 ngày, chị B. thấy bụng chướng, đau âm ỉ, cơ thể mệt mỏi. Chị đến BV Phụ sản Hà Nội kiểm tra lại. Bác sĩ cho biết thai sót nên phải hút lại. Lần này, chị phải đóng thêm 1,5 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau 2 lần làm thủ thuật chị vẫn thấy đau bụng. Chị đến một cơ sở y tế khác để kiểm tra thì được chẩn đoán “thai nhi vẫn còn lưu”. Quá lo lắng, chị B. tiếp tục quay lại BV Phụ sản Hà Nội, đóng thêm 400 ngàn đồng tiền khám và nhận được kết luận “vẫn nguyên túi dịch hỗn hợp”.
Do đã làm thủ thuật 2 lần nên các bác sĩ hướng dẫn cho uống thuốc co bóp tử cung để đẩy thai ra và tiếp tục theo dõi. Tổng cộng, chị B. phải trả số tiền từ các hóa đơn mà chị lên đến gần 15 triệu đồng.
Bức xúc, chị B. phản ánh lên mạng xã hội. Ngay sau đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội xác minh làm rõ.
Đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bến Lức, tỉnh Long An để nhận thi thể người thân bị tai nạn giao thông, người nhà cho rằng...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.