Mô hình nuôi cá chạch lấu thương phẩm do Thạc sĩ Lê Hoài Nam - Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) Khánh Hòa (thuộc Sở KHCN tỉnh Khánh Hòa) làm chủ nhiệm đề tài vừa được cơ quan chức năng nghiệm thu.
Ông Huỳnh Văn Ba, xã Đại Phước, huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) chia sẻ kinh nghiệm, để nuôi cá chạch lấu thành công trong ao đất ở vườn nhà, người nuôi nên chọn con cá chạch giống có kích cỡ từ 10 - 15 cm, cá chạch giống càng lớn thì tỷ lệ hao hụt càng thấp.
Vốn là kỹ sư xây dựng nhưng ông Ngô Thìn (khu phố 5, thị trấn Trảng Bom, huyệnTrảng Bom, tỉnh Đồng Nai) có niềm đam mê đặc biệt với nghề nông, sản xuất nông sản sạch. Hiện tại, kỹ sư Thìn là người tiên phong ở huyện Trảng Bom nuôi thành công trong bể chứa 2 loại cá đặc sản là cá chình và cá chạch lấu.
Mô hình nuôi cá chạch sông (cá chạch lấu) được Trạm Khuyến nông huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) triển khai thực hiện tại hộ ông Đỗ Hữu Hải, có diện tích ao là 1.200m2, thả 5000 con cá chạch lấu giống, mật độ thả nuôi xấp xỉ 4 con/m2.
Mô hình nuôi cá chạch lấu trong ao đất do Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) thực hiện với thời gian thí điểm 8 tháng. Mô hình nuôi cá chạch lấu này làm nền tảng và cơ sở tham mưu ngành chuyên môn thực hiện những mô hình có quy mô lớn và mật độ cao hơn.
Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ lớn, lại bán được giá, anh Trần Đình Việt Hùng ở xã Hương Lộc (huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế) đầu tư nuôi cá chạch lấu, bước đầu mang lại hiệu quả.
Được phát triển cách đây hơn 2 năm, mô hình nuôi cá chạch lấu (xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đang phát huy hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi loài cá ví như "nhân sâm nước" này góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.