Thứ sáu, 29/03/2024

Các "ông lớn" bán lẻ ICT & CE nửa đầu năm 2023 có thể tăng trưởng lợi nhuận âm

28/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Các "ông lớn" bán lẻ ICT & CE (điện thoại di động và điện máy) trong 6 tháng đầu năm 2023 có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm, do đó, đây là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu trong giai đoạn giá hấp dẫn trước khi lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận dương trong nửa cuối năm 2023.

Báo cáo cập nhật ngành bán lẻ của SSI Research đưa ra giả định, lạm phát sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 (do giá điện, y tế và học phí dự kiến tăng) và sau đó sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm 2023.  

Do đó, chi tiêu của người tiêu dùng cho các mặt hàng không thiết yếu có thể vẫn thấp trong nửa đầu năm 2023 và sẽ dần phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2023.

Mảng bán lẻ ICT & CE năm 2022 tăng trưởng ổn định từ mức cơ sở thấp của năm 2021

Theo SSI Research, trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu của MWG từ mảng ICT & CE tăng 27% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu từ ICT của FRT tăng 32% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, doanh thu ICT & CE của MWG giảm 18% so với cùng kỳ trong tháng 10 và giảm 22% so với cùng kỳ trong tháng 11, phản ánh mức cơ sở so sánh cao trong năm ngoái và nhu cầu yếu bất chấp vào mùa cao điểm.

Các "ông lớn" bán lẻ ICT & CE trong 6 tháng đầu năm 2023 có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm - Ảnh 1.

Các "ông lớn" bán lẻ ICT & CE trong 6 tháng đầu năm 2023 có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm. Ảnh: Quốc Hải

Cụ thể, với Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG), doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) trong 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt là 102,8 nghìn tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ) và 5,1 nghìn tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ). Nếu loại trừ các chi phí phát sinh liên quan đến việc đóng cửa các cửa hàng bách hóa hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận cốt lõi tăng 28% so với cùng kỳ do sự phục hồi của phân khúc ICT & CE. 

KQKD của phân khúc ICT & CE bắt đầu kém khả quan trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11, với doanh thu lần lượt giảm 18% và 22% so với cùng kỳ. Điều này có thể được giải thích bởi các nguyên nhân: Nhu cầu ảm đạm do những khó khăn trong kinh tế vĩ mô; bàn giao iPhone 14s chậm trễ; và mức cơ sở cao trong quý 4 năm 2021. 

Hoạt động kém hiệu quả của mảng ICT & CE kết hợp với chi phí tài chính tăng mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 đã khiến lợi nhuận ròng lần lượt giảm 37% và 67%. 

Doanh thu và LNST trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 của MWG lần lượt đạt 123,7 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ) và 4 nghìn tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ), chỉ hoàn thành lần lượt 88% và 63% kế hoạch năm.

Với Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT), doanh thu và LNTT 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt đạt 21,7 nghìn tỷ đồng (tăng 55% so với cùng kỳ) và 369 tỷ đồng (tăng 169% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 80% và 51% kế hoạch năm. 

LNTT của mảng ICT trong kỳ tăng 146% so với cùng kỳ do các yếu tố: Nhu cầu phục hồi sau khi dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội; nỗ lực cắt giảm chi phí; và giá bán máy tính xách tay cao trong quý 1 năm 2022 khi nhu cầu làm việc/học tập tại nhà đặc biệt cao. 

Các "ông lớn" bán lẻ ICT & CE trong 6 tháng đầu năm 2023 có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm - Ảnh 2.

Mặc dù số lượng cửa hàng mới mở tăng mạnh, nhưng lợi nhuận trước thuế của mảng dược phẩm cải thiện đáng kể lên 34 tỷ đồng (so với 1,2 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái) do cả hai nguyên nhân: Người tiêu dùng tích trữ thuốc và thực phẩm chức năng trong quý 1 năm 2022; và tỷ suất lợi nhuận được cải thiện. 

"Tuy nhiên, chúng tôi ước tính lợi nhuận trong quý 4 năm 2022 sẽ giảm 72% so với cùng kỳ do: Nhu cầu ảm đạm do những khó khăn trong kinh tế vĩ mô; bàn giao iPhone 14s bị chậm trễ; mức cơ sở cao trong quý 4/2021; và tăng chi phí tài chính", chuyên gia của SSI Research nêu.

Các cổ phiếu có tỷ trọng mảng ICT & CE và đòn bẩy tương đối cao cho thấy kết quả kém tích cực (giá cổ phiếu MWG và DGW lần lượt giảm 32% và 42% so với đầu năm).

Trong khi đó, kết quả ổn định trong mảng kinh doanh dược phẩm của FRT đã giúp cổ phiếu tăng 7% so với đầu năm mặc dù phân khúc ICT của công ty chịu tác động của suy thoái kinh tế.

Với Công ty CP Thế giới số (DGW): Doanh thu và LNST trong 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt là 18 nghìn tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ) và 528 tỷ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 68% và 66% kế hoạch năm. 

Doanh số bán điện thoại di động và thiết bị văn phòng ghi nhận mức tăng trưởng vững chắc lần lượt là 41% và 49% so với cùng kỳ, do nhu cầu phục hồi từ mức cơ sở thấp của năm ngoái. Doanh số máy tính xách tay tăng 28% theo năm (chủ yếu trong quý 1 năm 2022) do nhu cầu làm việc/học tập tại nhà tăng cao. 

DGW bắt đầu phân phối thiết bị gia dụng trong quý 3/2022 và phân khúc này đóng góp 3% tổng doanh thu trong quý này. 

Tuy nhiên, lợi nhuận trong quý 4 năm 2022 có thể giảm 32% so với cùng kỳ do: Nhu cầu ảm đạm do những khó khăn trong kinh tế vĩ mô; bàn giao iPhone 14s bị chậm trễ; mức cơ sở cao trong quý 4 năm 2021; và chi phí tài chính tăng.

Kỳ vọng nào cho ngành bán lẻ ICT & CE năm 2023?

Theo SSI Research, tiêu dùng cho các sản phẩm không thiết yếu sẽ vẫn ảm đạm, ít nhất là cho đến nửa đầu năm 2023 do những khó khăn về kinh tế vĩ mô. 

"Trong nửa đầu năm 2023, chúng tôi cho rằng giá điện, chi phí y tế và học phí sẽ tăng lên. Thuế GTGT tăng lên 10% (từ mức hiện tại là 8%) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. 

Trong kịch bản cơ sở của chúng tôi, chúng tôi giả định lạm phát sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 và sau đó sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm. Chúng tôi ước tính chi tiêu cho điện thoại & điện máy sẽ giảm 10% so với cùng kỳ và nhu cầu tiêu thụ vàng sẽ không thay đổi vào năm 2023, với mức chi tiêu thấp cho đến nửa đầu năm 2023, sau đó dần phục hồi từ nửa cuối năm 2023", chuyên gia của SSI Research, dự báo.

Các "ông lớn" bán lẻ ICT & CE trong 6 tháng đầu năm 2023 có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm - Ảnh 4.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến mảng bán lẻ ICT & CE trong năm 2023, SSI Research đưa ra một số nhận định.

Thứ nhất, việc hợp nhất thị trường sẽ rõ ràng hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Các nền tảng thương mại điện tử thường giảm giá sâu, tạo ra tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong bối cảnh chi phí tăng và nhu cầu yếu, các nhà bán lẻ trực tuyến có thể bị lỗ, do đó mất dần thị phần.

Chưa kể, các nhà bán lẻ quy mô nhỏ không tiếp cận được tín dụng ngân hàng cũng có thể bị mất thị phần. Do đó, các nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định có thể giành được thị phần.

Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận sụt giảm do xu hướng mua hàng giá trị thấp. Lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí cho các nhà bán lẻ, vì khó có thể chuyển phần chi phí tăng lên sang giá bán cho khách hàng. Người tiêu dùng đang tìm kiếm các đợt giảm giá sâu và xu hướng mua hàng giá rẻ có thể kéo dài đến năm 2023.

Thứ ba, chi phí tài chính có thể giảm bớt vào năm 2023. Thị trường kỳ vọng lại suất Fed sẽ tăng nhẹ hơn trong năm 2023, vi vậy dự báo đồng USD sẽ tăng giá với tốc độ chậm hơn trong 2023. Tương tự, dự báo lãi suất trung bình vẫn có thể tăng vào năm 2023, nhưng với tốc độ chậm hơn (khoảng 50~100 điểm cơ bản vào năm 2023 so với 200~300 điểm cơ bản vào năm 2022).

Tuy nhiên, các nhà bán lẻ có thể chọn tích trữ ít hàng tồn kho hơn do dự đoán nhu cầu yếu – điều này sẽ giúp giảm áp lực lên chi phí lãi vay. Do đó, tổng chi phí tài chính của các nhà bán lẻ có thể sẽ giảm, giả định kế hoạch mở mới thận trọng trong năm 2023.

Thứ 4, tăng vốn là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh chi phí vay tăng cao. 

Trước các yếu tố này, SSI Research đưa ra mức định giá cho MWG ở mức hợp lý với P/E năm 2023 là 13,2 lần. FRT được định giá cao với hệ số này là 19,4 lần. Trong khi đó, P/E năm 2023 của DGW đã giảm xuống mức hấp dẫn hơn là 7 lần do tăng trưởng lợi nhuận giảm tốc so với giai đoạn 2017~2021. 

"Nhiều dự báo cho rằng tăng trưởng lợi nhuận có thể âm trong 6 tháng đầu năm 2023 đối với các doanh nghiệp bán lẻ ICT & CE, chúng tôi tin rằng có thể có cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu trong thời kỳ giá thấp trước khi lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận dương trong nửa cuối năm 2023", chuyên gia của SSI Research, nhận định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

Không phải là tỉnh biên giới nhưng lượng gia cầm nhập lậu về Đồng Nai không hề nhỏ, đe dọa an toàn dịch của vùng chăn nuôi lớn nhất nước. Bộ NNPTNT mới đây phải gởi công điện khẩn, yêu cầu địa phương này tăng cường hành động, ngăn chặn tình trạng này.

Công an sẽ vào cuộc vụ bán lẻ xăng dầu không có hóa đơn điện tử

Công an sẽ vào cuộc vụ bán lẻ xăng dầu không có hóa đơn điện tử

Thủ tướng vừa yêu cầu cơ quan công an vào cuộc, xử nghiêm đại lý bán lẻ xăng dầu không hoặc cố tình không lập hóa đơn điện tử mỗi lần bán hàng, kết nối với cơ quan thuế.

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử

Các nhà bán lẻ điện thoại phải dè chừng khi người Việt ngày càng chuộng mua iPhone trên các sàn thương mại điện tử. Doanh thu iPhone 15 series bán ra trên mạng tăng vọt và cao gấp 5,3 lần so với dòng iPhone tiền nhiệm.

Giá xăng dầu hôm nay, 26/3: Tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay, 26/3: Tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 26/3 trên thế giới tiếp tục tăng mạnh ngày thứ 2 liên tiếp trong tuần. Điều này có thể tác động đến giá xăng trong nước sắp điều chỉnh.

Giá vàng vẫn trồi sụt quanh mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng vẫn trồi sụt quanh mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC liên tục "nhảy múa" quanh mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Giá vàng lại tăng lên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng lại tăng lên 80 triệu đồng/lượng

Sáng nay (24/3), giá vàng SJC lấy lại mốc 80 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn cũng đạt hơn 69 triệu đồng/lượng.