Khi di chuyển qua những nơi có ánh sáng yếu hoặc tối, đèn pha tự động sẽ bật sáng. Thế nhưng, sử dụng loại đèn này như thế nào để tránh ảnh hưởng đến các phương tiện khác?
Các hãng sản xuất xe thường lắp đặt cụm công tắc đèn pha ô tô ở vị trí bên trái vô lăng, và sẽ tích hợp thêm các công tắc điều khiển đèn khác. Hệ thống đèn tự động sẽ được trang bị thêm một cảm biến quang, cảm biến này được gắn sát mép bên dưới kính chắn gió phía trước.
Cảm biến quang có vai trò nhận biết ánh sáng để truyền tải dữ liệu tới hệ thống đèn pha. Hệ thống đèn pha tự động sẽ cảm biến điều kiện ánh sáng tại vị trí xe di chuyển qua, từ đó tự động điều chỉnh ánh sáng hậu, đèn pha sao cho phù hợp với mức độ ánh sáng xung quanh.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được đèn pha tự động ô tô có công dụng rất hữu ích. Chúng sẽ tự động bật đèn khi di chuyển trong điều kiện thiếu ánh sáng, tránh tình trạng người lái quên bật đèn khi trời tối, hạn chế nguy hiểm do thiếu ánh sáng.
Nguyên lý hoạt động đèn pha tự động
Điều khiển đèn tự động được chia ra làm hai loại: cảm biến điều khiển đèn tự động và bộ phận điều khiển đèn được thiết kế chung; loại thứ hai là có đèn hậu và đèn pha được tích hợp điều khiển cùng một lúc.
Vậy đèn pha tự động hoạt động như thế nào? Cảm biến điều khiển đèn tự động sẽ xác định độ mạnh, yếu của ánh sáng xung quanh xe khi xe đang hoạt động, từ đó phát ra một tín hiệu xung. Bộ điều khiển đèn sẽ dựa vào kết quả mà cảm biến thu được để kích hoạt các công tắc đèn hậu và đèn pha. Khi dữ liệu do cảm biến điều khiển đèn truyền tới là ánh sáng đã đủ, không cần bật đèn thì bộ điều khiển đèn sẽ tự động tắt các đèn hậu và đèn pha. Sử dụng đèn pha tự động là lựa chọn thông minh, an toàn cho người điều khiển xe.
Hiện nay có nhiều mẫu xe phổ thông được nhà sản xuất trang bị sẵn hệ thống đèn pha tự động như xe bán tải Ford Ranger, xe 5 chỗ Mazda CX-5…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.