Theo ông Đoàn Xuân Kiên trong bài viết "Chữ quốc ngữ qua những biển dâu”, những mảng tài liệu tìm được cho đến nay đã bước đầu cho thấy là chữ quốc ngữ đã manh nha từ những năm đầu thế kỉ XVII.
Ròng rã hơn 30 năm liền, chữ Quốc ngữ đã được hoàn chỉnh dần, qua những công phu của những nhà truyền giáo Portugal như cố Pina. Đến khi A. de Rhodes xuất bản cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome, 1651) thì chữ Quốc Ngữ đã có dạng hoàn chỉnh.
Cách viết theo Nguyễn Bạt Tuỵ (1949). Đoạn thơ trên là: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa/ Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao/ Giã nhà đeo bức chiến bào/ Thét roi cầu Vị ào ào gió thu".
Từ khi ra đời đến nay, chữ quốc ngữ đã luôn luôn được tu chỉnh. Những khác biệt này có thể bắt nguồn từ chính tiếng nói thay đổi, nhưng cũng có những trường hợp do sự sửa đổi, khiến cho chữ viết mỗi ngày thêm thay đổi.
Đề nghị sửa đổi chữ Quốc Ngữ năm 1902: Hội nghị Nghiên cứu Viễn đông năm 1902 tại Hà Nội, bản đề nghị sửa đổi của Uỷ ban Cải cách chữ quốc ngữ được chuẩn y và giao cho Viện Viễn đông bác cổ tiếp tục nghiên cứu, thực hiện trên các trang in của Viện. Nhưng công chúng và nhà trường không biết gì về những đề nghị thay đổi đó.
Dự án cải tổ năm 1906: Đến năm 1906, vấn đề cải cách lại được đặt ra ở hội nghị của Hội đồng cải lương học chánh. Bản đề nghị của Hội đồng lần này bị công luận đả kích kịch liệt vì nhiều lí do bên ngoài học thuật và vĩnh viễn bị chôn vùi.
Đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền đang gây tranh cãi rất nhiều thời gian qua.
“Quốc Ngữ mới" của nguyễn Văn Vĩnh (1928): Trên báo Trung Bắc Tân Văn, khoảng cuối năm 1928, nhà văn và cũng là nhà báo nổi tiếng thời bấy giờ, ông Nguyễn Văn Vĩnh, tung ra lối in chữ Quốc Ngữ mới, gọi là Quôcj Ngưw Moeij. Dự định của Nguyễn Văn Vĩnh không thành. Sau này còn có một số người khác muốn sửa đổi chữ quốc ngữ theo ý đồ và ý thích riêng như trường hợp Vi Huyền Đắc (với công trình Việt tự), Phạm Xuân Thái (qua công trình Việt ngữ cải cách). Những “công trình” nói trên đều tan vào lãng quên.
Chữ và vần Việt khoa học" của Nguyễn Bạt Tuỵ (1949): Năm 1949, Nguyễn Bạt Tụy viết sách Chữ và Vần Việt Khoa Học, rồi qua đó đưa ra một bản đề nghị sửa đổi cách viết chữ Quốc Ngữ. Bản đề nghị của ông dựa trên nguyên tắc ghi âm, lại dựa ở trên một số phát kiến quan trọng và mới mẻ, nhưng không thể thực hiện được trên thực tế, vì chữ viết không phải là những kí hiệu ngữ âm theo kiểu một bản phiên âm quốc tế.
Hội nghị thống nhất ngôn ngữ (1956): Đại hội Văn hoá toàn quốc tại Sài Gòn năm 1956 có một Uỷ ban Ngôn ngữ, cũng kiến nghị một chương trình sửa đổi một số cách viết về chữ quốc ngữ, nhưng rồi không có gì thay đổi.
Hội nghị cải tiến chữ Quốc Ngữ (1959): Tại Hà Nội, một hội nghị cải tiến chữ Quốc Ngữ được tổ chức năm 1959. Nhưng rồi, mọi bàn cãi sôi nổi cũng lại ngủ yên trên giấy tờ, vì cho rằng “tình hình chưa thuận tiện”, nên nhiệm vụ cải tiến chữ Quốc Ngữ phải gác lại.
PGS.TS Trần Hiền cho rằng công trình vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
Uỷ ban điển chế văn tự (1973): Những năm 1970, tại Sài Gòn có một cơ quan tên là Hội đồng Văn hoá Giáo dục. Về địa hạt ngôn ngữ, một Uỷ ban Điển chế văn tự được ra đời để cải tiến chữ quốc ngữ. Ảnh hưởng của Uỷ ban này chưa có gì đáng kể trong công chúng.
Sau năm 1975: Một hội nghị lớn bàn về vấn đề "chuẩn hoá" tiếng Việt liên tiếp được triệu tập trong những năm 1979. Theo đà làm việc đó, một số từ điển, chủ yếu là song ngữ, đã ra đời. Đã có cả một công trình Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ chủ biên. Tiếng Việt phát triển trong hoàn cảnh thuận lợi nhiều mặt như thế.
Sự thay đổi của bộ mặt chữ quốc ngữ từ khi ra đời cho đến nay đã chứng tỏ rằng các nhà hoạt động ngôn ngữ đã không quá bảo thủ hoặc hãnh tiến đến mức cố chấp.
Nhóm PV (Vietnamnet)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.