Câu chuyện tình yêu được nhắc đến nhiều nhất trong tháng cô hồn

Hạ Nhiên - Nguyễn Hồng Thứ năm, ngày 20/08/2015 16:38 PM (GMT+7)
Vì sao ngày 7/7 hằng năm được gọi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ?
Bình luận 0

Tháng 7 âm lịch vẫn được người Việt gọi là tháng cô hồn với đủ điều cần kiêng kị như: tránh sát sinh, tránh xa những cuộc xung đột... Nhưng, trong tháng "tăm tối" này, có một câu chuyện tình yêu đẹp vẫn được người dân nhắc đến điểm sáng trong tháng 7, được lưu truyền từ ngàn đời nay, đó là chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ. 

Chuyện tình có sức mạnh cảm hóa lòng người này bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích có nhiều dị bản ở Việt Nam và Trung Quốc, gắn liền với các ngôi sao Ngưu Lang, Chức Nữ và dải Ngân Hà. Đây cũng là lời giải thích dân gian cho hiện tượng mưa ngâu vào đầu tháng 7 tại Việt Nam.

img

Tình yêu của Ngưu Lang - Chức Nữ khiến Ngọc Hoàng cảm động (ảnh minh họa)

Trong đó phiên bản được kể lại nhiều nhất là, tương truyền, Ngọc Hoàng có một vị thần chăn trâu tên Ngưu Lang vì say mê nhan sắc của một người phụ nữ phụ trách việc dệt vải tên Chức Nữ mà trễ nải công việc, để trâu đi lạc vào đền Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì say đắm tiếng tiêu của Ngưu Lang mà bỏ bê việc dệt vải.

Ngọc Hoàng tức giận đã chia cắt cặp đôi, vạch ra dòng sông rộng tên là sông Ngân rồi buộc mỗi người về một đầu sông. Họ nhìn nhau qua dòng sông thần rộng mênh mông, nước mắt ngập tràn, mong mỏi được đến bên nhau nhưng bị ngăn cấm.

img

Nhiều bạn trẻ thích thú với ngày Ngưu Lang - Chức Nữ

Tình yêu vĩ đại của Ngưu Lang, Chức Nữ khiến Ngọc Hoàng cảm động. Thương tình, ngài cho phép họ mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng 7 (âm lịch). Cũng từ đó, ngày 7/7 âm lịch còn được gọi là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ.

Nhưng, bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào bắc qua cho Ngưu Lang, Chức Nữ đến gặp nhau. Thấy vậy, Ngọc Hoàng ra lệnh đưa thợ mộc dưới trần gian lên thiên đình làm cầu.

img

Khá nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngày Ngưu Lang - Chức Nữ

Vì không thống nhất được cách làm, các thợ mộc thường xuyên cãi nhau. Đến kỳ hạn, cầu vẫn chưa làm xong, Ngọc Hoàng nổi giận, biến tất cả các thợ mộc thành quạ và ra lệnh, cứ đến ngày 7.7 âm lịch, những con quạ đó phải bay lên thiên đình, bắc thành cầu nối hai bờ sông Ngân cho Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, còn được gọi là cầu Ô Thước.

Xa cách nghìn trùng, phải đợi 1 năm mới được gặp người thương một lần nên khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang, Chức Nữ khóc rất nhiều. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian tạo thành những cơn mưa dài không dứt mà sau này dân gian gọi là mưa ngâu. Từ đó, Ngưu Lang, Chức Nữ cũng được gọi với tên khác là ông Ngâu, bà Ngâu.

Từ lâu, 7/7 âm lịch đã trở thành một ngày có ý nghĩa tâm linh đặc biệt ở các nước phương Đông, đặc biệt là về khía cạnh tình duyên. Ngày này cũng được chọn làm Ngày tình yêu ở một số nước châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản.

img

Một cư dân mạng đang chờ mưa trong ngày Ngưu Lang - Chức Nữ

Tại Việt Nam, ngày Ngưu Lang – Chức Nữ có ý nghĩa đặc biệt với các cặp đôi yêu xa. Vào ngày này, họ thường tặng nhau thiệp và quà để bày tỏ tình yêu, cùng lời hứa hẹn sẽ vượt qua khoảng cách địa lý để đến với nhau.

Cứ đến ngày ngâu, dựa theo thời tiết, người Việt lại có những câu nói cửa miệng như: “Mưa rồi, Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau rồi” hay “Nắng thế này, có lẽ năm nay họ chưa gặp được nhau”… Sự tích ông Ngâu – bà Ngâu cứ thế đã đi vào đời sống hằng ngày của người Việt từ bao đời nay. 

img

Đây cũng là ngày nhiều bạn trẻ lên chùa cầu duyên

img

Đây còn là ngày kỷ niệm của nhiều cặp đôi yêu xa

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem