Sau 3 ngày trục vớt, đến ngày 29.9, một số người dân đã lấy được một số bộ phận của chiếc máy bay, trong đó có mảnh cánh, ống rocket và nhiều bánh răng động cơ.
Máy bay A-37 được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Máy bay A-37 Dragonfly, theo Globalsecurity, là loại máy bay được phát triển dựa trên máy bay huấn luyện T-37 của Mỹ. Mặc dù A-37 nhìn tương tự như T-37 nhưng nó được thiết kế để trở thành một loại máy bay tấn công hạng nhẹ và có thêm vai trò giám sát.
>> Vớt được xác máy bay của quân đội Mỹ ở Gia Lai
Theo website Btlsqsvn của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, A-37 còn được gọi với biệt danh là Cào Cào (một số nguồn tin gọi là Chuồn Chuồn), gồm 2 kiểu A-37A và A-37B do hãng Cessna Aircraft của Mỹ sản xuất.
Nó có kíp lái 2 người, 2 động cơ phản lực, sải cánh 10,93 mét, thân dài 8,93 mét, cao 2,70 mét, trọng lượng rỗng 2650 kg, trọng lượng tối đa 4858 kg, tốc độ tối đa 816 km/h và tầm hoạt động 740 km, tối đa 1678 km.
Đây là loại chiến đấu cơ hạng nhẹ của Mỹ được trang bị súng máy trước mũi và mang theo nhiều vũ khí ở các giá treo 2 cánh.
Trước mũi A-37 Dragonfly được trang bị 1 khẩu súng máy cỡ 7,62 mm có khả năng bắn với tốc độ 6.000 vòng/phút. Máy bay này còn được thiết kế 8 giá đỡ chia đều cho 2 cánh, có thể mang tới 4.800 pound thiết bị vũ khí.
Thậm chí A-37 có khả năng mang theo cả 2 cụm súng máy, 2 quả rokcet và 4 quả bom, hoặc là thay thế vị trí ụ súng máy bằng 2 quả bom Mk82 loại 250 pound hoặc 4 tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder.
Vào cuối những năm 1960, loại chiến đấu cơ hạng nhẹ này đã được Mỹ đưa sang tham chiến tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Btlsqsvn, máy bay A-37 từng bị quân đội nước ta lúc đó tịch thu được từ phía Mỹ Ngụy và được Phi đội Quyết Thắng sử dụng vào trận ném bom phá hủy 24 máy bay của ngụy quyền Sài Gòn tại sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 28.4.1975.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.