Chiến đấu cơ Mỹ từng tự bắn hạ chính mình như thế nào?

Đăng Nguyễn - Tổng hợp Thứ tư, ngày 10/04/2019 06:25 AM (GMT+7)
Phi công lái chiến đấu cơ khai hỏa rồi tiếp tục hành trình mà không biết rằng đầu đạn do máy bay phóng ra đang lao về phía mình.
Bình luận 0

img

Tiêm kích F-11 Tiger của Mỹ.

Bộ Quốc phòng Hà Lan mới đây xác nhận việc một tiêm kích F-16 của nước này bị trúng đạn do chính mình bắn ra trong một cuộc tập trận hồi đầu năm.

Chiếc tiêm kích khai hỏa pháo M61 cỡ nòng 20 mm khi diễn tập tấn công mục tiêu mặt đất, sau đó tình cờ bay vào đúng loạt đạn vừa được bắn ra. Chiếc F-16 may mắn chỉ bị hư hại khi viên đạn làm rách vỏ máy bay, mảnh đạn bị hút vào động cơ.

Đây không phải lần đầu tiên có máy bay chiến đấu gặp sự cố tự bắn chính mình. Cách đây 63 năm, phi công Thomas Attridge lái máy bay thử nghiệm cho tập đoàn Grunmman, điều khiển chiếc F-11 Tiger cũng gặp sự cố tương tự.

Để thử nghiệm vũ khí, Attridge cho máy bay hướng về phía biển, và khai hỏa 4 khẩu pháo Colt Mk 12 cỡ nòng 20 mm ở độ cao 3.900 mét.

img

Tiêm kích F-11 Tiger sớm chết yểu vì các máy bay hiện đại hơn.

Máy bay sau đó hạ độ cao xuống 2.100 mét và khai hỏa lần hai, trước khi đạt vận tốc siêu thanh. Đến lúc đó, Attridge nhận thấy nắp kính buồng lái đột nhiên lõm vào trong, máy bay rung lắc và động cơ xuất hiện nhiều âm thanh lạ.

Attridge sau đó cho chiếc F-11 bay chậm lại và tìm cách về sân bay. Màn hình máy bay khi đó hiển thị trạng thái nguy hiểm, động cơ chỉ còn 78% sức đẩy và cửa hút gió bên phải có lỗ thủng lớn.

Khi còn cách mặt đất 365 mét, động cơ máy bay đột nhiên ngừng hoạt động. Attridge cho máy bay hạ cánh bằng bụng xuống một khu rừng gần sân bay. Máy bay gãy hết cánh nhưng phi công may mắn chỉ bị thương nhẹ và nghỉ mất 6 tháng.

Cuộc điều tra sau này kết luận chiếc F-11F đã trúng ba viên đạn 20 mm do chính máy bay này bắn ra. Viên đạn đầu tiên xuyên qua kính buồng lái, viên thứ hai phá thủng mũi máy bay, còn viên cuối cùng gây hư hại cửa hút gió bên phải và phần động cơ.

img

Phác họa lý do khiến chiếc F-11 Tiger trúng đạn của chính mình.

Nguyên nhân là sau khi phóng loạt đạn đầu tiên, Attridge đã cho máy bay hạ độ cao. Bằng một cách nào đó, loạt đạn đầu tiên đã đưa 3 viên đạn vòng theo đúng góc bay của chiếc F-11.

Trong khi viên đạn giảm dần tốc độ vì ma sát thì chiếc F-11 lại càng tăng tốc và cùng gặp nhau tại một điểm trên bầu trời, báo cáo kết luận.

Hải quân Mỹ sau này yêu cầu phi công tiêm kích đổi hướng hoặc nâng độ cao mỗi khi khai hỏa pháo chính để đề phòng sự cố hy hữu trên.

Về phần chiếc F-11 Tiger, hải quân Mỹ chỉ mua 200 máy bay loại này và chúng sớm bị loại biên khi những thế hệ máy bay mới xuất hiện, như chiếc -8 Crusader và F-4 Phantom II. Những chiếc F-11 Tiger cuối cùng được dùng cho bay biểu diễn, đến năm 1969 thì không còn một chiếc nào cất cánh trên bầu trời.

Vụ chiến đấu cơ Mỹ-Trung đâm nhau khiến Trung Quốc “thức tỉnh”

Phi công lái chiến đấu cơ Trung Quốc Wang Wei tử nạn khi va chạm với một máy bay do thám Mỹ vào năm 2001 và vụ việc đã...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem