Chưa cần đi khám, bàn chân có những dấu hiệu này cảnh báo vấn đề nghiêm trọng

Việt Phong (Theo Brightside) Thứ năm, ngày 28/06/2018 09:55 AM (GMT+7)
Có những dấu hiệu trên bàn chân là lời cảnh báo cho bạn đang mắc những vấn đề nghiêm trọng mà không thể chủ quan.
Bình luận 0

Lông trên ngón chân biến mất

Đa số mọi người cả nam và nữ có một số sợi lông trên chân, nhất là ở vùng ngón chân. Tuy nhiên, nếu lông chân không còn, có thể là dấu hiệu của vấn đề lưu thông máu. Nguyên nhân do xơ cứng động mạch khiến cho việc đưa máu đi khắp cơ thể bị ảnh hưởng. Khi mắc phải vấn đề này, lượng máu tới các chi trên cơ thể trong đó có chân sẽ giảm, vì tim sẽ ưu tiên cho các bộ phận quan trọng khác.

Vết loét trên chân

Nếu bạn phát hiện vết loét trên bàn chân lâu khỏi hoặc không khỏi, đó có thể là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường hoặc lượng đường trong máu ở mức cao. Lượng đường trong máu ở mức cao và các chất béo khiến cho các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Khi đó, cơ thể khó tự chữa lành vết thương nhất là ở chân. Nếu vết loét không khỏi được sẽ phải cắt cụt một bên chân. Trong trường hợp vết loét ở mức độ nhẹ vẫn có thể chữa khỏi nhưng quá trình này kéo dài, mất nhiều thời gian.

Bàn chân lạnh

Nhiều người có triệu chứng bàn chân lạnh, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng tuyến giáp. Tuyến giáp hoạt động yếu có thể do homocysteine - axit amin có liên quan đến tim mạch, tuần hoàn máu kém.

img

Nấm bàn chân

 Bệnh nấm bàn chân là vấn đề viêm da ảnh hưởng đến da chân và da giữa các ngón chân. Triệu chứng của bệnh là da xuất hiện vết đỏ trên da gây ngứa.  Bệnh này xuất hiện do nhiễm nấm từ đi chân đất ở nơi công cộng, phòng tập thể dục, bể bơi công cộng... Nấm bàn chân có thể chữa bằng thuốc kháng nấm nhưng với những người mắc bệnh tiểu đường thì không nên chủ quan vì có thể gây viêm loét nặng.

Đau khớp chân

Đau khớp chân hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp. Đây là căn bệnh mà hệ thống miễn dịch  tấn công các mô của cơ thể bởi nhận định nhầm lẫn các mô là “ngoại lai”. Bệnh này ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của khớp gây sưng đau và hậu quả là biến dạng khớp.

Nếu có các dấu hiệu như trên, bạn cần phải đi khám càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp có thể chữa được bằng thuốc nhưng các biến chứng vẫn có thể gây khó khăn đi lại hoặc liệt.

Tê cứng do tổn thương dây thần kinh

Tổn thương thần kinh là một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Dây thần kinh trong cơ thể truyền tín hiệu từ não đến các bộ phận trên cơ thể để giúp cơ thể có thể cảm nhận được mọi vật, nghe tiếng nói, đi lại... Nếu dây thần kinh bị tổn thương, một số bộ phận sẽ không hoạt động không như mong muốn.

Tổn thương thần kinh có thể do lượng đường trong máu cao dẫn đến tổn thương mạch máu gây ảnh việc cung cấp oxy và dinh dưỡng cho dây thần kinh bị giảm sút. Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở chân, bàn chân nhưng một số trường hợp có thể tổn thương dây thần kinh ở cánh tay, bàn tay.

img

Móng chân có màu vàng

Móng chân xuất hiện màu vàng, dày hơn bình thường có thể là do nhiễm nấm. Nguyên nhân là do vệ sinh kém hoặc đi giày gây mồ hôi đọng lại bên trong kết hợp vi khuẩn gây bệnh. Với những người đi tất ướt trong thời gian dài hoặc đi chân đất ở nơi công cộng cũng có thể bị nhiễm nấm. Nếu bạn cảm thấy đau đớn và có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét cần gặp bác sĩ để điều trị.

Ngón chân thay đổi màu sắc

Ngón chân thay đổi màu sắc có thể biểu hiện của bệnh Raynaud. Bệnh này khiến ngón tay, chân thay đổi màu sắc, cảm thấy tê, lạnh. Nguyên nhân do các động mạch nhỏ hơn phân phối máu đến da bi hẹp khiến cho hạn chế lưu thông máu ở ngón tay, ngón chân. Ban nên đi khám bác sĩ, nếu gia đình có người bị bệnh Raynaud và bản thân cảm thấy đau ở ngón tay, chân.

Lòng bàn chân đỏ, tê

Nếu bạn nhận thấy lòng bàn chân đỏ, đau đớn và có cảm giác bị tê, có thể đó là dấu huyết của huyết khối tĩnh mạch. Tình trạng này xuất hiện khi các mảng vữa vỡ ra, hình thành cục máu đông gây nghẽn dòng mạch máu đến động mạch phổi. Nó sẽ gây đau, sưng chân hoặc biến chứng thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng. Huyết khối tĩnh mạch thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, trong gia đình nếu có người từng mắc thì có thể di truyền dẫn đến mắc ở độ tuổi trẻ hơn. Ngoài ra, những người hút thuốc, thừa cân béo phì, ngồi một chỗ quá lâu mà ít vận động trong thời gian dài... dễ mắc vấn đề nguy hiểm này.

14 dấu hiệu trên mặt 'tố' sức khỏe 'xuống dốc' nghiêm trọng

Chỉ cần tinh tế và quan sát kỹ các thay đổi trên mặt, bạn có thể phát hiện sớm những bất thường của...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem