Chứng bệnh “gân xanh ngoằn ngoèo”

Thứ sáu, ngày 17/05/2013 09:40 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Trên thế giới, bệnh suy dãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỷ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ.
Bình luận 0

Tuy nhiên, ở VN chưa có thống kê nào về bệnh lý này mặc dù theo dự đoán của các chuyên gia y tế bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta. Một thực tế khác là các triệu chứng của bệnh phần lớn không hề được biết đúng trước đó. Ở Việt Nam 77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh.

Suy dãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy dãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ tĩnh mạch chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại (khí huyết không lưu thông tốt) gây ra các triệu chứng như: Nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê mỏi chân tay, cảm giác kiến bò, vọp bẻ về đêm… chân có các mạch máu nổi rõ ngoằn ngoèo.

Có thể có các biến chứng như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, dãn lớn các tĩnh mạch nông, mảng bầm máu, thay đổi màu sắc da, viêm tĩnh mạch nông, hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Đây là bệnh mãn tính tiến triển qua nhiều giai đoạn (hình minh họa).

Nguyên nhân suy dãn tĩnh mạch chi dưới:

Do tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng... khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch. Các nghề thường bị là tài xế, giáo viên, nhân viên văn phòng... Để làm chậm tiến triển của bệnh, ở giai đoạn 1 - 2, bác sĩ thường điều trị bệnh nhân theo hướng: Không cho người bệnh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ vì sẽ làm máu dồn xuống chân và cản trở sự lưu thông của máu tĩnh mạch ngoại biên về tim; Khi nằm nên gác chân lên cao để máu về tim dễ hơn; Năng tập luyện thể dục thể thao với cường độ nhẹ; Không để bị béo phì; Mang loại vớ chuyên dụng có độ đàn hồi thích hợp khiến cho tĩnh mạch không bị căng dãn.

Ở giai đoạn 3 thì dùng các phương án khác: Dùng tia laser để đốt tĩnh mạch bệnh ở nông. Dùng sóng điện từ có năng lượng cao làm xơ teo tĩnh mạch bệnh. Dùng phương pháp phẫu thuật để lấy đi những tĩnh mạch bị bệnh.

Thuốc điều trị trong giai đoạn 1 – 2 và 3 (sau phẫu thuật) thường sử dụng là sản phẩm có tác dụng điều trị giúp máu lưu thông, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và giúp làm bền thành mạch, co dãn tốt. Tốt nhất là các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên như hoàng kỳ, nhân sâm, đương quy, bạch thược, xích thược, đào nhân, hồng hoa, xuyên khung...

Viện Y dược học dân tộc TP.HCM nghiên cứu và Công ty CP BV Pharma sản xuất thuốc với tên gọi “Bổ khí thông huyết” đang được lưu hành rộng rãi trên toàn quốc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem